Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

Cách nuôi dạy một thần đồng

Một đứa trẻ có thể có bộ não xử lý được những sự di chuyển của quân cờ hay xử lý các phương trình Toán học như một số máy vi tính lý tưởng.


Nhưng những nhận thức trưởng thành về mặt cảm xúc - thứ rất cần thiết trong âm nhạc - hình thành như thế nào ở một người chưa trưởng thành?
 
Phát triển của thần đồng phụ thuộc sự hợp tác của cha mẹ.
 
Phát triển của thần đồng phụ thuộc sự hợp tác của cha mẹ.

“Người trẻ thích những câu chuyện lãng mạn, truyện chiến tranh, thiên thần và ác quý và những bộ phim cũ bởi vì đời sống tình cảm của họ chủ yếu là những tưởng tượng”  – Ken Noda, một thần đồng piano, người đã từ bỏ việc biểu diễn công cộng và hiện đang làm việc tại Metropolian Opera nhận định.

“Họ đặt những cảm xúc tưởng tượng đó vào cách xử sự của họ, và nó rất thuyết phục. Tôi có khả năng tưởng tượng tuyệt vời về những cảm xúc này và đó là một phần của tài năng. Nhưng nó cạn kiệt đi với tất cả mọi người. Đó là lý do tại sao có quá nhiều thần đồng bị khủng hoảng ở tuổi thiếu niên hoặc những năm 20 tuổi. Nếu trí tưởng tượng của chúng ta không được bổ sung bằng kinh nghiệm thì khả năng tái tạo những cảm xúc này trong xử sự của một người dần giảm xuống”.

Các nhạc sĩ thường nói với tôi về việc liệu bạn có thể chơi violin xuất sắc nhờ luyện tập hàng giờ mỗi ngày hay đọc Shakespeare, học vật lý và yêu một ai đó.  “Sự trưởng thành trong âm nhạc cũng như trong cuộc sống chỉ có được bằng cách sống”  – nghệ sĩ violin Yehudi Menuhin từng nói. 

Vậy ai là người mở ra hay chặn lối vào cuộc sống này? 

Sự phát triển của một thần đồng âm nhạc phụ thuộc vào sự hợp tác của cha mẹ. Không có sự hỗ trợ của phụ huynh, một đứa trẻ sẽ không bao giờ đạt tới một dụng cụ nào hay sự đào tạo có kỹ thuật mà ngay cả thần đồng siêu việt nhất cũng mong muốn có sự nuôi dưỡng tình cảm cho phép một nhạc sĩ có được những biểu hiện trưởng thành. Như David Henry Feldman và Lynn T. Goldsmith – 2 học giả trong lĩnh vực này – từng nói: “Thần đồng là một doanh nghiệp nhóm”.

Một số thần đồng dường như lợi dụng “kĩ năng vỡ vụn” – một khả năng trong âm nhạc chiếm toàn bộ ý thức của họ, khiến họ hầu như không có năng lực trong tất cả những lĩnh vực khác. Những người khác thì có một khả năng tuyệt vời trong việc đạt thành tích nói chung và chọn âm nhạc trong số nhiều tài năng khác. Mikhail và Natalie Paremski đã nắm giữ những vị trí tốt nhất trong Nhà nước Xô Viết: Mikhail – làm việc tại Viện Nguyên tử Kurchatov, Natalie làm việc tại Viện Vật lý kỹ thuật Moscow. Con gái họ Natasha, sinh năm 1987 thể hiện sự thích thú với piano từ nhỏ. Lúc đang ở trong bếp, tôi nghĩ "ai đang chơi đàn vậy?’” – Natalie nhớ lại. “Sau đó tôi nhìn thấy con gái đang chọn những bài hát dành cho trẻ mầm non”. Lúc 4 tuổi Natasha đã chơi điệu nhảy mazurka của Chopin trong một buổi hòa nhạc dành cho trẻ em. 

Sau khi Liên Xô sụp đổ, Mikhail di cư đến California, gia đình cô cũng đi theo vào năm 1995. Natasha học lớp 4 sớm hơn các bạn cùng lớp 2 tuổi. Trong vài tháng, cô bé nói tiếng Anh không có trọng âm và luôn đứng đầu trong tất cả các bài kiểm tra. Bố mẹ không đủ tiền mua một chiếc piano tốt, cuối cùng họ tìm được một chiếc khá rẻ tiền – Natasha nhớ lại. Từ đó, cô bắt đầu chơi những bản concerto của Haydn, sonatas của Beethoven và études của Chopin. “Ai cũng nói ‘Bạn chắc chắn rất tự hào về con gái mình’” – Natalie nói với tôi. “Trước đây tôi thường nói rằng với tôi chuyện đó không có gì để tự hào. Natasha là người làm chuyện đó, nhưng tôi biết đây không phải cách mà người Mỹ thể hiện sự lịch sự. Vì thế, bây giờ tôi luôn nói ‘Tôi rất tự hào về con gái mình’ và sau đó có thể chúng tôi sẽ có một cuộc trò chuyện”. Natasha đã đồng ý. “Họ đã làm gì để khiến tôi phải tập luyện?” – cô bé đã hỏi vậy trong lần đầu tiên tôi phỏng vấn năm cô bé 16 tuổi. “Họ đã làm gì để tôi ăn hoặc ngủ?”

Natasha tốt nghiệp trung học năm 14 tuổi với tấm bằng xuất sắc và được nhận học bổng toàn phần của trường Mannes College the New School for Music ở New York. Mẹ cô bé lo lắng về sự cằn cỗi của tâm hồn khi ở New York. “Không có thời gian để tưởng tượng! Ai cũng phải đấu tranh để tồn tại, giống như ở Moscow” – Natalie nói vậy nhưng con gái cô trả lời: “Tưởng tượng là cách con tồn tại”. Trong những ngày đầu tiên ở New York, Natasha và mẹ thường xuyên nói chuyện với nhau qua điện thoại. Tuy nhiên, Natalie nói rằng: “Đó là món quà của tôi cho con bé. Tôi cho con bé cuộc sống riêng”.

Năm 2004, khi Natasha 16 tuổi, tôi tới buổi trình diễn đầu tiên của cô bé tại nhà hát Carnegie Hall – nơi Natasha chơi bản concerto số 2 của Rachmaninoff. Natasha xinh đẹp với mái tóc bồng bềnh, thân hình mảnh mai. Cô bé mặc một chiếc váy nhung đen không có cánh tay, đi một đôi giày cao gót mà cô nói rằng nó mang lại một lực bẩy tốt hơn trên các phím đàn. Bố mẹ cô không có mặt. “Họ không tới là để giúp tôi” – Natasha chỉ nói với tôi điều này sau buổi hòa nhạc. Sau đó, Natalie giải thích rằng: “Nếu tôi ở đó, tôi sẽ lo lắng đến mức không thể nào ngồi yên. Điều đó sẽ không giúp ích cho Natasha”.

Natasha chia sẻ rằng cô không thấy có gì lạ về khả năng thể hiện những cảm xúc mà cô chưa từng trải qua. “Nếu tôi đã từng trải qua, điều đó cũng không hoàn toàn giúp tôi thể hiện chúng tốt hơn trong âm nhạc. Tôi là một diễn viên, chứ không phải là nhân vật. Công việc của tôi là thể hiện lại, chứ không phải là sống với nó. Chopin viết một bản mazurka, ai đó trong khán giả muốn nghe nó và tôi phải giải mã nó để khán giả hiểu. Điều đó rất khó nhưng kinh nghiệm sống của tôi không có tác dụng gì ở đây”.

Thần đồng nào cũng khó làm chủ bản thân

Sau khi luật sư người Anh Daines Barrington kiểm tra Mozart năm 1784 hồi 8 tuổi, ông viết: “Cậu bé có kiến thức toàn diện về những nguyên tắc cơ bản của một tác phẩm. Cậu bé cũng giỏi trong việc điều biến, di chuyển từ phím này sang phím khác rất tự nhiên và chính xác. “Tuy nhiên, Mazart cũng vẫn chỉ là một đứa trẻ. Trong khi đang chơi đàn cho tôi nghe, chú mèo cưng xuất hiện, ngay lập tức cậu bé đã bỏ lại cây đàn và chúng tôi không thể khiến cậu bé quay lại với nó trong một lúc lâu. Thỉnh thoảng, cậu chạy về phòng với một cây gậy giữa 2 chân giống như đang phi ngựa”.

Thần đồng nào cũng khó làm chủ bản thân và có tính cách của một đứa trẻ. Sự trái ngược giữa tinh tế của âm nhạc và non nớt cá nhân có thể dễ nhận thấy. Một thần đồng mà tôi từng phỏng vấn đã chuyển từ chơi violin sang piano lúc 7 tuổi. Cô bé đã hứa sẽ nói cho tôi lý do tại sao nếu tôi không nói với mẹ cô bé. “Cháu muốn ngồi” – đó là lý do của thần đồng piano.

Chloe Yu được sinh ra ở Macao và tới Mỹ học năm cô 17 tuổi. Cô kết hôn năm 25 tuổi và con trai cô – Marc được sinh ra một năm sau đó ở Pasadena, California. Khi có thai, Chloe đã chơi piano cho con nghe. Khi Marc gần 3 tuổi, cậu bé đã chơi được một vài giai điệu trên cây đàn piano bằng 2 ngón tay chỉ trong vài tháng. Chloe đã tìm cho con trai một giáo viên giỏi để đáp ứng tài năng mới nổi của cậu bé. Lúc 5 tuổi, cậu bé chơi thêm đàn violongxen. “Ngay khi thằng bé đòi chơi nhiều nhạc cụ hơn. Tôi đã nói “Hãy thực tế đi! 2 là đủ rồi!”

Chloe đã từ bỏ bằng Thạc sĩ mà cô đang theo học. Cô ly hôn cha của Marc nhưng vì không có tiền, cô và Marc phải sống cùng bố mẹ chồng cũ trong một căn phòng phía trên gara. Ông bà Marc không tán thành việc cậu bé quá say mê với cây đàn piano. “Bà nội rất yêu quý thằng bé” – Chloe nói. “Nhưng bà chỉ muốn Marc là một cậu bé 5 tuổi bình thường”. Khi Marc đi mẫu giáo, Chloe cảm thấy con trai đã sẵn sàng đi biểu diễn và cô liên hệ với các cơ sở dành cho người về hưu và các bệnh viện để biểu diễn miễn phí. Ngay sau đó, báo chí đưa tin về thần đồng nhỏ tuổi này.  “Khi tôi bắt đầu hiểu thằng bé xuất sắc như thế nào, tôi đã rất vui mừng và cũng rất sợ nữa!”  – Chloe nói.

Cha mẹ là người định hướng hành vi...

Marc đã học ở nhà để phù hợp với lịch tập luyện và biểu diễn. Năm lớp 3, cậu tham gia lớp học SAT. Chị Chloe trở thành người quản lý của con trai và xem xét những lời mời tham gia hòa nhạc. 

“Ở Mỹ, đứa trẻ nào cũng phải toàn diện”  – Chloe nói. “Có 10 hoạt động khác nhau thì chúng không bao giờ xuất sắc ở bất cứ hoạt động nào. Người Mỹ muốn ai cũng có một cuộc sống như nhau, đó là sự tôn sùng chủ nghĩa quân bình. Điều này thật tuyệt vời với những đứa trẻ khuyết tật – người nhận được những thứ mà chúng sẽ không bao giờ có, nhưng lại là một thảm họa với những đứa trẻ thần đồng. Tại sao Marc lại phải dành cuộc sống của mình để học những môn thể thao mà thằng bé không hề hứng thú trong khi nó có một tài năng tuyệt vời mang lại niềm vui cho mình?”

Tại nhà của họ ở California, tôi đã hỏi Marc rằng cậu bé nghĩ gì về một tuổi thơ bình thường.  “Cháu đã có một tuổi thơ bình thường”  – cậu trả lời.  “Chú có muốn thăm phòng cháu không? Nó rất bừa bãi nhưng chú có thể tới bất cứ lúc nào” 

Lên tầng, cậu chỉ cho tôi chiếc máy bay trực thăng điều khiển từ xa màu vàng mà cha cậu gửi về từ Trung Quốc. Giá sách chật kín những cuốn truyện của Dr. Seuss, “Jumanji” và “The Wind in the Willows” nhưng cũng có “Moby-Dick” cùng với video “Sesame Street” và nhiều DVD nhạc của Prague, Vienna… Chúng tôi ngồi trên sàn nhà và Marc chỉ cho tôi những bộ phim hoạt hình Gary Larson yêu thích, sau đó chúng tôi chơi Mouse Trap.

Chúng tôi xuống tầng. Marc ngồi lên cuốn sổ điện thoại đặt trên ghế piano để chơi thoải mái hơn. Cậu khai màn bằng bản “Fantasie-Impromptu” của Chopin, thấm đẫm sự khao khát dường như không thể tưởng tượng được ở một người mà trên giá sách đầy những video game Cookie Monster. “Anh thấy không?” – Chloe nói với tôi. “Thằng bé không phải là một đứa trẻ bình thường. Tại sao nó lại nên có một tuổi thơ bình thường?”

Cha mẹ là người định hướng hành vi của trẻ, là người liên tục nói với một đứa trẻ rằng chúng đã, đang và có thể là ai, là người điều hòa tài năng và sự ngây thơ của trẻ. Cha mẹ thường nhầm lẫn sự bất bình thường của việc phát triển nhanh với mục tiêu phát triển một cách sâu sắc. Không có sự phân định rõ ràng giữa việc khuyến khích với việc gây sức ép lên một đứa trẻ, giữa việc tin tưởng vào trẻ với việc buộc trẻ phải làm theo những gì bạn tưởng tượng về nó. Nếu như sự kỳ vọng của xã hội dành cho hầu hết trẻ tật nguyền, thiểu năng đang quá thấp thì sự kỳ vọng vào những thần đồng lại thường quá cao. 

Nếu bạn mơ ước có một đứa con thần đồng, bạn sẽ phát hiện ra sự thông minh, nhanh nhẹn ở con mình, ngay cả khi điều đó không tồn tại. 

Khi tôi nói chuyện qua điện thoại với mẹ của một thần đồng âm nhạc để hẹn lịch phỏng vấn, tôi đã mời chị và cô con gái ăn tối cùng nhưng chị nói:  “Gia đình chúng tôi toàn những người kén ăn vì thế chúng tôi sẽ ăn trước khi đến" . Cô bé cùng bố mẹ đến điểm hẹn với những chiếc áo khoác. Khi tôi đề nghị được treo áo giúp, bà mẹ nói:  “Không cần thiết!”  và họ ngồi xuống, tay cầm áo trong suốt buổi phỏng vấn. Tôi mời họ uống nước, nhưng bà mẹ trả lời:  “Chúng tôi quen với lịch ăn uống của mình và bây giờ không phải lúc uống nước”. 

Trong 3 giờ, không ai uống một ngụm nước nào. Tôi mời họ những chiếc bánh tự làm, cô con gái liên tục liếc nhìn bố mẹ. Cứ mỗi lần như vậy, bà mẹ lại đáp lại bằng một cái nhìn. Mỗi khi tôi đặt câu hỏi cho cô bé, bà mẹ lại nhảy vào trả lời thay. Mỗi lần tự trả lời, cô bé lại nhìn mẹ với ánh mắt đầy lo lắng, như thể mình đã trả lời sai.

Khi cô bé đang cầm nhạc cụ, tôi mời cô bé chơi đàn. “Cháu nghĩ sẽ chơi Bach Chaconne”. Bà mẹ gợi ý: “Rimsky-Korsakov thì sao?” “Không, không, không, Chaconne tốt hơn”. 

Cô bé chơi Chaconne. Lúc chơi xong, bà mẹ nói: “Bây giờ con có thể chơi Rimsky-Korsakov”. Cô con gái nghiêm túc đưa ý kiến: “Flight of the Bumblebee” – bằng chứng của tất cả nghệ sĩ bậc thầy. “Vivaldi?” – bà mẹ nói và cuối cùng cô bé đã chơi “Summer” từ “The Four Seasons”. 

Thần đồng này chơi với một giai điệu tươi sáng, rõ ràng mặc dù sự xuất sắc này không giải đáp được câu hỏi tại sao thời thơ ấu của một đứa trẻ lại phải bị hi sinh cho môn nghệ thuật này. 

Andrew Solomon là một nhà văn viết về chính trị, văn hóa và tâm lý, kiêm giảng viên tâm thần học tại ĐH Cornell (New York, Mỹ). Hiện ông đang sống ở cả London và New York. Ông cũng viết cho một số tờ báo có tiếng như The New York Times, The New Yorker, Artforum, Travel and Leisure và một loạt những ấn phẩm ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Cuốn sách “The Noonday Demon: An Atlas of Depression” của ông từng giành giải thưởng Cuốn sách quốc gia năm 2001 và lọt vào vòng chung kết giải Pulitzer năm 2002. Cuốn sách này cũng được The Times cho vào danh sách 100 cuốn sách hay nhất thập kỷ của London.

Bài viết này được trích từ cuốn sách “Far From the Tree” sẽ xuất bản trong tháng này của ông. 
 
Theo  Nguyễn Thảo
VietNamNet

Một cuốn sách bổ ích dành cho giới trẻ

Những học giả nổi tiếng tâm huyết với thế hệ trẻ như: Giáo sư - Tiến sĩ Huỳnh Ngọc Phiên, Tiến sĩ Trương Thị Lan Anh, Giảng viên Nguyễn Thị Bích Ngọc, Tiến sĩ Huỳnh Văn Thông, Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Trang, Thạc sĩ Huỳnh Thị Minh Châu và Thạc sĩ Phan Văn Tú đã dành nhiều thời gian hoàn thành cuốn sách đầu tiên chỉ dẫn mọi vấn đề trong đời sống sinh viên được viết bởi các tác giả VN: Bí quyết thành công sinh viên.
Nhóm tác giả tham gia biên soạn nội dung sách
Cuốn sách được bố cục 13 chương với những hướng dẫn thực tế, trong từng vấn đề cụ thể, từ việc xác định động cơ học tập, sử dụng thời gian hợp lý, rèn luyện các thói quen và tìm thái độ đúng, cách thích ứng với môi trường sống và học tập ở trường đại học, cách ghi chép, cách ôn bài, luyện trí nhớ theo bản đồ tư duy, sử dụng email và truy tìm thông tin trên mạng hiệu quả, cách quản lý blog, facebook và cả việc tránh lạm dụng “thế giới ảo”, cách chuẩn bị tốt nhất cho các kỳ thi cho đến cách sử dụng ngôn từ để đạt trạng thái tinh thần học tập tốt nhất...Trong Bí quyết thành công sinh viên còn có chia sẻ thực tế và sinh động từ các tấm gương điển hình trong học tập như: Nguyễn Vĩnh Khương - sinh viên chương trình Tiên tiến ngành điện - điện tử, từng đoạt học bổng các trường Trung học Royal Wolverhamton School, Brooke House College - Vương quốc Anh và trường Auckland International College - New Zealand, cựu sinh viên Dương Huyền Phương, hiện là chuyên viên phân tích của AmCham, IFC&ADB, Nguyễn Thị Ngọc Huyền - Thạc sĩ báo chí Đại học Ohio, Hoa Kỳ...    

Nguồn: congan.com.vn
 

Bí quyết học để nhận bằng ĐH chỉ sau 3 năm

Tháng 12, bốn sinh viên Trường ĐH Nông lâm TP.HCM sẽ nhận bằng ĐH chỉ sau ba năm học tại trường. Bí quyết của các bạn là gì?
Tiết kiệm một năm
Bí quyết học để nhận bằng ĐH chỉ sau 3 nămĐầu năm học này, khi các bạn cùng khóa 2009 - 2013 bước vào năm học cuối thì Nguyễn Thị Bích Huệ (ngành quản trị kinh doanh thương mại Trường ĐH Nông lâm TP.HCM) đã tốt nghiệp và đang làm việc toàn thời gian cho một công ty chuyên về marketing online.
 
Cô SV quê Cẩm Mỹ, Đồng Nai kể khi vào năm nhất, bạn chưa biết về tín chỉ và có thể ra trường trước thời hạn. Khi nghe giảng viên nói SV tích lũy đủ tín chỉ sẽ được ra trường sớm, Huệ quyết định thử sức. “Biết tôi ấp ủ dự định học ĐH trong ba năm, anh của tôi đang học ĐH và bạn bè đều cho rằng tôi viển vông. Nhưng sau khi tham khảo ý kiến từ thầy cô cố vấn học tập, cách lựa chọn, đăng ký môn học, tôi đã lập kế hoạch học tập để đi đến mục tiêu của mình” - Bích Huệ nhớ lại.
 
Để hoàn thành 135 tín chỉ cho chương trình ĐH, Huệ cho biết mỗi học kỳ bạn đăng ký 25 tín chỉ. Nghỉ hè, khi bạn bè cùng lớp về quê thăm gia đình thì Huệ ở lại trường đăng ký học thêm.
 
Huệ cho biết: “Trước khi đến lớp, tôi tranh thủ coi bài ở nhà và dành toàn bộ thời gian để nghe giảng. Tôi thấy điều SV cần nhất ở giảng viên là kiến thức thực tế chứ lý thuyết đã có trong sách rồi.
 
Chính những đề thi mở, đòi hỏi SV phải tìm hiểu kiến thức từ thực tế đã cuốn hút tôi vào bài học nên tôi luôn học một cách thoải mái nhất”.
 
Sau hai năm rưỡi “vừa học vừa chơi”, vừa đi dạy kèm, tham gia câu lạc bộ phát thanh... Huệ đã hoàn thành chương trình ĐH. Sáu tháng sau đó, Huệ làm khóa luận tốt nghiệp và ra trường. “Tôi đã lên kế hoạch học tập cụ thể cho mình và nay đã tiết kiệm được một năm học. Tôi có thể đi làm sớm và thực hiện tiếp những dự định khác” - Huệ nói.
 
Kết hợp nhiều yếu tố
 
Bí quyết học để nhận bằng ĐH chỉ sau 3 nămTrong khi đó, điều kiện kinh tế khó khăn là động lực lớn nhất để bạn Lê Vũ - sinh viên ngành kinh tế Trường ĐH Nông lâm TP.HCM - quyết tâm phải ra trường sớm để tiết kiệm chi phí ăn học. Sau ba năm học, hiện Vũ đã đi làm công việc kinh doanh cho một công ty và chuẩn bị học thêm văn bằng hai về công nghệ sinh học.
 
Học nhiều hơn bình thường, Vũ còn đi làm bảo vệ buổi tối trong dịp hè để trang trải việc học. Vừa học vừa làm nhưng Vũ đã tốt nghiệp loại giỏi và luận văn tốt nghiệp của bạn đạt 8,7 điểm. Chàng SV quê Sơn Tịnh, Quảng Ngãi cho biết: “Học kỳ đầu tiên mình đăng ký 16 tín chỉ, thấy còn dư nhiều thời gian nên đăng ký lên 19, rồi 25 tín chỉ.
 
Ở năm nhất, năm hai việc học vẫn nhẹ nhàng nhưng cực nhất là năm ba. Nhiều môn học mà môn nào cũng làm tiểu luận nên nhiều đêm phải thức trắng làm cho kịp”. Theo Vũ, khi quyết định học vượt, SV phải xác định năng lực học tập, quỹ thời gian của mình xem có theo nổi hay không. “Quan trọng nhất là phải có động lực để cố gắng” - Vũ kết luận.
 
Bí quyết học để nhận bằng ĐH chỉ sau 3 nămCùng lớp với Vũ, bạn Phạm Thị Toàn Lanh cũng đã tốt nghiệp sau ba năm học. Lanh cho rằng khi quyết định học vượt, bạn xem xét đến những khía cạnh như sức khỏe, quỹ thời gian, năng lực học tập của mình.
 
“Phải có kế hoạch học tập ngay từ đầu thì mới có thể hoàn thành việc học trước thời hạn - Lanh nói - Ngoài ra, cần phải có sự tư vấn thêm từ thầy cô, cố vấn học tập. Học vượt phải đi học, thực tập với anh chị khóa trên. Phải làm việc nhóm thường xuyên với lớp mới nên nhiều khi có những xung đột rất khó hòa giải”.
 
Theo Lanh, khó khăn lớn nhất là sắp xếp thời gian hợp lý để có thể học tốt. Bạn nói thêm: “Dù đã chuẩn bị kỹ kiến thức cơ bản để vào chuyên ngành nhưng đôi khi vẫn bị quên, phải tìm tài liệu xem lại.
 
Vào lớp, mình thường xuyên “xí” chỗ ngồi đầu bàn để chăm chú lắng nghe thầy cô giảng bài. Buổi sáng mình đến trường học đến khi nào thư viện đóng cửa mới về. Mùa hè mình cũng ở lại trường để học thêm”. Ngoài giờ học, Lanh còn tranh thủ đi phục vụ suất ăn công nghiệp để kiếm tiền trang trải việc học.
Được tốt nghiệp khi tích lũy đủ học phần
 
Quy chế 43 về đào tạo theo học chế tín chỉ của Bộ GD-ĐT quy định: “Điều kiện xét tốt nghiệp, công nhận tốt nghiệp khi SV tích lũy đủ số học phần quy định cho chương trình đào tạo với: khối lượng không dưới 180 tín chỉ đối với khóa đại học 6 năm, 150 tín chỉ đối với khóa đại học 5 năm, 120 tín chỉ đối với khóa đại học 4 năm.
 
Hiệu trưởng quy định cụ thể khối lượng kiến thức tối thiểu cho từng chương trình được triển khai đào tạo trong phạm vi trường mình”. Theo đó, tùy theo sức học của mình, SV có thể đăng ký học vượt để tốt nghiệp trước thời hạn.
 
Tạo điều kiện cho SV giỏi
 
TS Trần Đình Lý - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Nông lâm TP.HCM - cho rằng đào tạo theo học chế tín chỉ thể hiện sự phân hóa rất cao trong SV, tạo cơ hội cho SV giỏi thể hiện và khẳng định năng lực của họ.
 
Số SV học vượt trong thời gian 3-3,5 năm tại trường nhiều hơn trước nhưng đồng thời số SV bị buộc thôi học cũng không ít.
 
Chính từ sự phân hóa ấy, TS Lý cho rằng SV phải biết lượng sức mình, đưa ra kế hoạch học tập toàn khóa học và lên kế hoạch học vượt.
 
Trong khi đó, TS Nguyễn Kim Quang - Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) - lưu ý SV học vượt phải học nhiều môn trong mỗi học kỳ so với bình thường nên đòi hỏi SV phải thật sự có năng lực.
 
Với SV có sức học trung bình, nếu đăng ký học vượt sẽ gặp nhiều khó khăn và kết quả có thể không cao. “SV cần cân nhắc xác định tốc độ học tập của mình. Nếu không có nhu cầu ra trường sớm thì không nên chọn việc học với tốc độ cao vì rất dễ đuối sức và sẽ không hoàn thành tốt kế hoạch học tập. Ngược lại những SV giỏi cần được khuyến khích học vượt để họ đạt được trình độ cao ở lứa tuổi còn trẻ...” - TS Quang nói.
 
Theo  Trần Huỳnh - Hà Bình
Tuổi Trẻ

Kiếm tiền bằng cách cho thuê ... đầu hói, kiếm hơn 6 triệu/1 ngày


Anh chàng 27 tuổi người Mỹ Brandon Chicotsky vừa trình làng dịch vụ kinh doanh độc đáo: cho thuê chiếc đầu hói của mình để làm biển quảng cáo với giá 320 USD/ngày.


Giống như một câu ngạn ngữ xưa: "Nếu cuộc đời cho bạn một trái chanh, hãy pha ngay một ly nước chanh" - đó chính xác là những gì mà Brandon Chicotsky đã làm sau khi anh bị rụng gần hết tóc từ khi còn rất trẻ. Chàng trai thổ lộ: "Vì tôi không được lựa chọn việc mình có bị hói hay không nên tôi nghĩ tôi sẽ sống chung với cái đầu hói và sẽ làm cho nó trở nên đẹp hơn, có ích hơn". 
Thật may mắn kể từ lúc khai trương vào tháng trước, dịch vụ cho thuê vị trí quảng cáo trên đầu mang tên Bald Logo của Brandon Chicotsky gặp rất nhiều thuận lợi. Đơn đặt hàng tới tấp đến với anh. Theo đó, các công ty muốn quảng cáo sẽ trả khoản phí 320 USD/ngày (gần 6,7 triệu đồng) để logo nhãn hàng của họ được xăm lên đầu Brandon Chicotsky hoặc một trong những đồng nghiệp với anh. 
Brandon và nhóm của mình sẽ đảm bảo hình xăm có độ bền đẹp, chống chọi với bất cứ điều kiện thời tiết nào. Đặc biệt, họ sẽ đi bộ với logo quảng cáo trên đầu mình khoảng 6 tiếng mỗi ngày trên đường phố Austin để thu hút sự chú ý từ mọi người.
Brandon Chicotsky
Brandon Chicotsky
Hiện tại, Bald Logo mới gồm 3 thành viên, được gọi bằng cái tên thân mật "những thiên thần hói". Brandon tỏ ra rất lạc quan về triển vọng kinh doanh của Bald Logo và dự tính sẽ thuê thêm nhân sự, mở rộng dịch vụ sang các thành phố khác trên nước Mỹ.

Để gây ấn tượng mạnh với người qua đường ở mức nhiều nhất có thể, các nhân viên Bald Logo còn được trang bị "vũ khí" đặc biệt gồm dàn máy quay đi theo, những cô gái xinh đẹp và một nam diễn viên diện đồ bó sát toàn thân. 

Một ngày làm việc của nhóm Brandon bắt đầu bằng việc họ đi ra đường với đầu hói xăm hình logo nhãn hàng cần quảng cáo, cùng hai cô gái mang theo biển hiệu hoặc vẫy cờ để quảng bá sản phẩm nhãn hàng đó. 

Chưa hết, họ còn được "hộ tống" bởi một chàng điển trai, thân hình chuẩn và một đoàn quay phim. Brandon bật mí: "Ở nơi nào có máy quay, mọi người sẽ tò mò muốn tìm hiểu xem họ đang quay gì vậy, ở trên đầu chúng tôi có gì vậy?". Đây đúng là một chiêu câu khách hiệu quả.

Trong cuộc phỏng vấn với tờ New York Daily News, Brandon chia sẻ: "Thật tuyệt vời vì dịch vụ kinh doanh của chúng tôi thực sự thu hút được sự chú ý và quan tâm từ mọi người. Lần đầu tiên trong đời, tôi được nhận ra khi đi ăn tại một nhà hàng". 

Ông chủ trẻ hào phóng cũng đã quyên góp gần một nửa doanh thu của Bald Logo cho Alopecia Areata Foundation - quỹ từ thiện hoạt động vì những người bị mắc chứng bệnh tự miễn dịch khiến tóc rụng và gây nên tình trạng hói đầu.
                                                                                                                        Nguồn "dantri.com.vn"

Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

Bước kiểm tra động cơ khi mua xe cũ

Sau bước kiểm tra thân vỏ để khẳng định chiếc xe đang xem chưa từng gặp tai nạn, bạn sẽ tiếp tục tiến hành bước kiểm tra động cơ của xe nhằm khẳng định một lần nữa. 


Đối với mỗi chiếc xe, động cơ chính là trái tim và vì thế, tim phải khỏe mạnh thì xe mới "thọ". Vậy làm thế nào để kiểm tra xem động cơ xe có vấn đề gì không khi bạn chọn mua xe đã qua sử dụng?
Để kiểm tra động cơ, không có cách nào khác là phải cho xe nổ máy rồi lắng nghe tiếng động lạ đồng thời quan sát chiếc xe. Bạn hãy lưu ý những vấn đề sau:
1. Khởi động: Một chiếc xe tạm coi là ổn phải có khả năng khởi động tốt nghĩa là động cơ có thể nổ một cách dễ dàng. Nếu xe phải khởi động quá lâu hoặc nhiều lần mới nổ được nghĩa là xe đang có vấn đề về động cơ hoặc hệ thống cung cấp nhiên liệu hay hệ thống điện.
2. Khói xe: Đây là một cơ sở quan trọng để bạn đánh giá động cơ xe. Về lý thuyết, qua màu khói thoát ra từ ống pô bạn có thể biết được khá nhiều điều. Nếu khói có màu đen, đó là bằng chứng cho thấy động cơ đã tiêu thụ quá lượng nhiên liệu định mức tiêu chuẩn. Nếu khói màu xanh lam, đó nghĩa là động cơ hoạt động tốt. Còn nếu khói có màu trắng, rất có thể động cơ bị lỏng hệ thống séc-măng chặn dầu bôi trơn.
Trên thực tế, khi xe thải ra khói màu đen, rất có thể ống pô xe đã bị hỏng bởi hiện nay, tất cả các xe đều có bộ lọc khí thải và khi đã quá thời hạn sử dụng thì bộ lọc này không hoạt động đồng thời lượng khí bị chặn lại ở trong đã thoát ra ngoài gây nên tình trạng màu đen. Điều này cho thấy chiếc xe này cũng khá “cứng tuổi” và có thể đã được sửa chữa động cơ.
Còn khi động cơ có khói màu trắng, bạn nên cho xe nổ máy khoảng hơn 5 phút. Trong thời gian này, nếu thấy có nước nhỏ giọt ở ống pô là hệ thống lọc khí thải đang làm việc tốt. Tuy nhiên, sau 5 phút nổ máy, nếu hiện tượng khói trắng vẫn không đổi sang màu xanh lam thì bạn không nên mua chiếc xe đó vì nhiều khả năng hệ thống đánh lửa hoặc hệ thống phun xăng, dầu có trục trặc.

Khi kiểm tra dầu máy, nếu dầu có nhiều cặn tức chủ nhân của nó không thường xuyên thay dầu hoặc động cơ hoạt động không tốt. Lốc máy hoạt động tốt thường có màu vàng còn nếu bị hỏng sẽ có màu đen. Bình nước đóng cặn hay chứa dầu cũng thể hiện chủ nhân của nó không bảo dưỡng một cách kỹ càng. Có khói khi động cơ hoạt động cũng là dấu hiệu không tốt bởi trong trường hợp đó, dầu đã lọt xuống buồng đốt theo xu-páp hoặc do hở piston.

Trong lúc thử, bạn cũng chú ý xem xét nhiệt độ động cơ.
3. Khung xe và hệ thống giảm xóc: Hệ thống giảm xóc rất quan trọng, nó không chỉ cho cảm giác thoải mái khi ngồi trong mà còn ngăn chặn một vài tai nạn không đáng có như lật xe, chi phối đường đi của xe ra ngoài ý muốn. Bạn không thể tháo rời từng bộ phận để kiểm tra nên cách tốt nhất là kiểm tra "thô" bằng cách tỳ tay để nhún xe. Nếu xe nhún "mềm nhưng không dẻo" nghĩa là xe nhún xuống rồi nhảy trở lại nhưng không dao động liên tiếp nhiều lần, trong lúc thay đổi chiều nhún của xe chúng ta sẽ nhìn thấy sự "khựng lại" của xe rất nhỏ chứng tỏ hệ thống giảm xóc còn tốt.
Sau khi thử độ nhún của xe, bạn nên nhìn qua các khớp nối ở hệ thống tay đòn hiệu chỉnh độ chụm của hệ thống lốp xe. Đa số xe hiện nay dùng cao su ở khớp nối, kiểm tra hư hỏng của cao su có thể bằng mắt thường, kiểm tra mức độ sử dụng của cao su thì có thể so sánh tâm của các đường tròn của cao su, lõi sắt trong, lõi sắt ngoài và vòng tay đòn.
Ở đây còn một chi tiết hiệu chỉnh lệch tâm, bạn cần so sánh độ lệch tâm của hệ thống bên phải và bên trái, nếu thấy độ lệch này gần như đối xứng qua mặt phẳng dọc tâm xe là tốt. Độ đối xứng này càng sai lệch nhiều càng nên xem kỹ hơn. Nếu sai lệch quá lớn, xe này có thể bị biến dạng phần khung xe.
4. Hệ thống truyền động sau hộp số: Trong lúc kiểm tra hệ thống tay đòn ở gầm xe, bạn nên kiểm tra kết hợp phần truyền động sau hộp số. Nhìn qua động cơ và hộp số để thấy không có hiện tượng dầu bôi trơn bị rò rỉ, các bộ bi hành tinh (các-đăng) không bị rò rỉ mỡ bôi trơn bên trong và không có hiện tượng vỡ các phốt chặn mỡ. Lắc thanh truyền từ hộp số đến cầu sau (với xe dùng cầu sau), hộp số ra hai bánh trước để xem độ rơ của hệ thống.
5. Hộp số: Khi máy đang nổ, chúng ta không thể "nghe" được những tiếng động lạ ở hộp số, muốn nghe được chúng ta phải đạp côn (ly hợp) và vào một số bất kỳ rồi lắng nghe. Tất cả những tiếng động mới phát ra đều từ hộp số.
6. Côn: Để máy chạy ở ga cầm chừng, đạp côn và vào số nhỏ nhất (số 1, số lùi), nhả chân côn chậm. Xe di chuyển không giật, không tắt máy là tốt.
7. Hệ thống lái:
Không chỉ đối với xe cũ mà cả với xe mới thì đây cũng chính là điều quan trọng nhất khi mua xe, vì an toàn của lái xe, những người trên xe và cả người đi đường. Hầu như toàn bộ xe hiện tại đều có hệ thống trợ lực lái, bạn cho nổ máy xe và lái thử một đoạn. Bạn nên cho xe tiến, lùi để kiểm tra xe tay lái có đều hay không. Bên cạnh đó, bạn cũng nên để ý nghe tiếng kêu lạ nào không vì bơm trợ lực sẽ phát ra tiếng động nếu có vấn đề.

Cách kiểm tra tiểu sử của xe máy

Cách kiểm tra tiểu sử của xe máy ta vào trang web sau, nhưng phải có phí
http://www.carfax.com/entry.cfx

Cách nhỏ giúp biến xe số thành “xe ga”


  Tham gia cuộc thi “Lái xe sinh thái, tiết kiệm nhiên liệu” của Honda, Green-A Team đã tìm ra cách đơn giản để chuyển cơ chế hoạt động của xe số thành “xe ga”.

Trong cuộc thi “Lái xe sinh thái, tiết kiệm nhiên liệu” do Honda tổ chức, để một đội thi có thể tiêu hao ít nhiên liệu nhất thì việc tắt động cơ và cho xe trôi theo đà quán tính với ma sát thấp là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, với thiết kế thông thường của động cơ Honda Wave 110cc, khi động cơ dừng hoạt động, hệ thống bát côn trước sẽ có các chốt chặn làm máy xe bị khựng lại và không thể di chuyển tiếp.
Do đó, công việc của các thành viên Green-A Team là phải tìm cách để chiếc xe của đội có thể tự do trôi theo quán tính mà không gặp các lực cản như chốt chặn trong động cơ xe. Với một mẹo nhỏ dưới đây, Green-A Team đã biến một chiếc xe số thành “xe ga”.
 
 
Trước tiên, chúng ta cùng xả dầu trong động cơ và tháo nắp của bánh côn trước trên động cơ xe.
 
Lấy bánh côn trước ra khỏi động cơ rồi tháo vòng goăng cao su và miếng lót kim loại bên ngoài.
 
Sau khi tháo xong, chúng ta sẽ nhìn thấy các chốt du-líp của bánh côn trước.
 
 
Tiến hành tháo từng chốt du-lip ra khỏi bánh côn trước.
 
 
Cận cảnh chốt du-lip sau khi bị tháo ra khỏi bánh côn trước.
Sau khi tháo hết chốt du-líp, xe số sẽ hoạt động như một chiếc xe ga, tức là các bạn chỉ cần vào số và ga là xe chạy. Ngay cả khi tắt máy, xe vẫn có thể trôi theo quán tính hoặc dắt bình thường mà không cần về số.
Tuy nhiên, trong thực tế sử dụng, các nhà sản xuất như Honda không khuyến cáo người dùng tháo các chốt du-lip ra khỏi bánh côn trước. Nguyên nhân là do sau khi tháo, xe sẽ hoạt động mà không có độ ghìm từ động cơ. Nói một cách cụ thể, người lái chỉ việc vào số và vặn ga, xe sẽ di chuyển. Nhưng khi xe chạy ở tốc độ cao hoặc bị trôi dốc, động cơ sẽ không sản sinh ra lực tì để giúp hãm tốc độ của xe. Điều này rất nguy hiểm đối với người lái do khó có thể làm chủ được tốc độ của xe.
Trên đây chỉ là một trong số những ý tưởng của Green-A Team do AutoPro thành lập để nhắm đến đích cuối là cuộc đua chính thức “Lái xe sinh thái, tiết kiệm nhiên liệu” vào ngày 21/8 tại nhà máy Honda Việt Nam. Được phép tác động, thay đổi động cơ miễn sao giữ nguyên dung tích xi-lanh là điều kiện đối với hạng thi xe tự chế. Điều này mở ra rất nhiều cơ hội cho các ý tưởng cải tiến động cơ để đạt được hiệu suất tiêu hao nhiên liệu tốt nhất. Cũng như các đội khác, Green-A Team đang tập trung thực hiện những công đoạn cuối của việc chế tạo xe. Mốc 320 km/lít của năm 2010 là một thử thách rất lớn cho tất cả các đội.    
                                                                                                                                             "Sưu tầm"
S



Lưu ý khi lái xe trời mưa



  Xe mất kiểm soát khi đi trong mưa do đường trơn trượt và nhiều vũng lầy là một trong những nguyên nhân dễ xảy ra tai nạn và có một số cách khắc phục đơn giản người sử dụng xe nên biết.

Để tránh rủi ro, bạn nên lái chậm và cẩn thận, đặc biệt khi đi qua đường cua, hệ thống phanh và tay lái luôn sẵn sàng ứng phó. Đặc biệt, khi bạn muốn dừng xe hoặc giảm tốc độ, tránh đạp mạnh phanh hay xe đánh lái gấp rất dễ gây nguy hiểm, luôn luôn giữ một lực vừa phải trên bàn đạp phanh để xe giảm tốc từ từ.
- Trong trường hợp xe gặp đường trơn: Nên giữ bình tĩnh, đừng đạp phanh gấp hay tăng ga mạnh, hãy cẩn trọng từng bước hướng bánh lái theo chiều muốn đi. Một điều xin lưu ý, nếu xe không có hệ thống phanh chống bó cứng ABS thì không nên đạp phanh quá đột ngột, còn nếu có, hãy đạp phanh ngay và giữ thật chắc.Đi xe trong trời mưa nên giảm tốc độ vì đường ướt, độ ma sát lốp kém hơn, đồng thời nếu chạy với tốc độ vừa phải bạn sẽ dễ dàng phát hiện và tránh vật cản kịp thời và nên tránh xa các vũng nước sâu hoặc vũng bùn, đặc biệt là khi bạn không biết độ sâu bao nhiêu.
- Để tránh tình trạng mất lái khi xe chạy tốc độ cao qua vũng nước hoặc trượt trong vũng lầy:
Tình trạng này xảy ra do lốp xe tiếp cận với bề mặt nước với tốc độ cao tạo áp suất đẩy mạnh lên khiến lốp không tiếp xúc được với mặt đường vì đã có một lớp “đệm nước” xen giữa lốp và đường đi khiến xe mất khả năng điều khiển, nhất là khi lốp bị mòn nhiều. Và nên tránh những vũng nước tưởng như vô hại trên đường cao tốc; xe sẽ bị mất lái, không còn khả năng điều khiển xe nếu xe lao vào nước với tốc độ cao.
 
Việc làm đơn giản mà quan trọng trước khi khởi hành là kiểm tra độ mòn ta-lông lốp và thay chúng nếu cần thiết. Sau là bơm lốp ở độ căng cần thiết (theo tiêu chuẩn của xe) sẽ làm tăng tuổi thọ của ta-lông, giảm sức cản, do vậy tăng khả năng tiết kiệm nhiên liệu. 
 
Nếu gặp phải trường hợp trên thì không nên thắng phanh đột ngột hoặc rẽ gấp vì xe sẽ càng bị mất lái trầm trọng hơn hơn. Giải pháp thông minh cho tình thế này là nên giữ vững tay lái và nới lỏng chân ga cho tới khi xe giảm tốc độ. Lưu ý, khi gặp nước chảy quá nhanh, đừng vội tiến vào đó vì xe rất dễ văng đi.

Khi đi trong khu vực ngập nước - trường hợp bất khả kháng - giữ tốc độ động cơ cao để tránh nước vào ống xả khiến xe "chết máy" đột ngột. Với xe số sàn, luôn đi số 1 với mức ga cao - trên 2000 vòng/phút nếu xe có đồng hồ báo tốc độ động cơ hoặc 1/3 đến 1/2 hành trình chân ga; với xe số tự động có chức năng đi số sàn, hãy đi số 1; với xe số tự động có các số D1, D2, D3, hãy chuyển về D1. Nếu xe "chết máy" vì ngập nước, giải pháp an toàn nhất là gọi xe cứu hộ - đặc biệt lưu ý không khởi động lại động cơ trong trường hợp này vì khả năng nước sẽ phá hỏng động cơ, vỡ piston, cong tay biên.
 
Không nên chủ quan với xe gầm cao. Mức nước cao vượt lốp xe có khả năng phá vỡ quạt gió và két mát 
 
Khi mức nước ngập nửa lốp xe, với các xe gầm thấp, đó là giới hạn không nên vượt qua; với xe gầm cao, có thể đi qua nhưng không được để nước vào cửa gió động cơ trước mũi xe; nếu nước vào sẽ gây hỏng động cơ và thường phải sữa chữa với chi phí rất cao, thậm chí phải thay cả động cơ.

Đặc biệt chú ý một khi quyết định đi qua khu vực ngập nước phải luôn đảm bảo không có xe đi ngược chiều. Xe đi ngược chiều sẽ tạo sóng hoặc hắt nước ngược lên capo xe - nguy cơ cao nước tràn vào khoang động cơ hoặc họng hút.

-Nếu bạn bị hỏng xe trong lúc trời mưa nặng hạt: hãy nhớ đậy nắp ca-pô lại để hệ thống điện không bị thấm nước.
Tóm lại, để bảo vệ chính mình khi đi trong thời tiết xấu bạn nên quan sát kỹ và giảm tốc độ có thể tránh được những rủi ro không đáng có.
                                                                                                                                       "Sưu tầm"


Hướng dẫn cách giặt mũ bảo hiểm đơn giản và hiệu quả

 Một số hướng dẫn giúp người sử dụng xe máy tống khứ bụi bẩn và mùi hôi bám trụ lâu ngày trên mũ bảo hiểm.

Mũ bảo hiểm bốc mùi hôi hám là vấn đề mà phần lớn những người đi xe máy đều từng đối mặt. Do vậy, không ít người đã phải “vắt tay lên trán” để nghĩ cách chùi rửa mũ bảo hiểm từ trong ra ngoài sao cho thật sạch sẽ mà không gây hư hỏng.
Nếu bạn đang dùng một chiếc mũ bảo hiểm có lớp lót bên trong tháo lắp tùy ý, cách lau rửa sẽ đơn giản hơn. Chỉ cần tháo bỏ lớp lót và đệm má, giặt bằng tay hoặc cho vào máy giặt. Lưu ý là phải giặt hoặc chọn chế độ quay thật nhẹ nhàng để chúng không bị rách. Sau đó mới đến khâu xử lý phần vỏ bên ngoài mũ bảo hiểm.
Đầu tiên, hãy kiếm một miếng vải hoặc khăn sợi nhỏ, mềm mại và chuẩn bị chất tẩy rửa loại nhẹ. Làm ẩm khăn bằng nước trước khi nhỏ một vài giọt chất tẩy rửa lên. Lau vỏ mũ nhẹ nhàng để chất tẩy rửa loại bỏ toàn bộ phần bụi bẩn. Tiếp đó, lau lại vỏ mũ một lần nữa bằng nước cho đến khi sạch hết chất tẩy rửa. Chỉ cần làm như vậy, bạn đã có ngay một chiếc mũ bảo hiểm sáng bóng bên ngoài và thơm tho bên trong.
Đối với những loại mũ bảo hiểm không thể tháo rời lớp lót, các khâu xử lý có phần phức tạp hơn một chút. Dưới đây là 7 bước giúp bạn giặt mũ bảo hiểm với lớp lót dính liền một cách hiệu quả nhất.
 
Bước 1: Tháo bỏ đệm má, miếng lọc bụi cho mũi, kính chắn gió…
 
Bước 2: Lấy một ít dầu gội đầu thay vì dung dịch rửa cốc chén và đổ ra chậu. Dầu gội không gây hại cho da đầu người sử dụng nên cũng tốt cho mũ bảo hiểm, thêm vào đó, nó giúp tóc bạn không bị "hai mùi" khi đội chiếc mũ bảo hiểm mới được giặt và phơi khô xong. Trong khi đó, dung dịch rửa cốc chén và xà phòng giặt lại quá mạnh đối với lớp lót mũ nên bạn cần hạn chế dùng nó để rửa. Lượng dầu gội đầu sử dụng tùy thuộc vào mức độ “bốc mùi” của chiếc mũ, bạn có thể giặt lại lần 2 hoặc 3 nếu mũ bạn vẫn cáu bẩn.
 
Bước 3: Pha một ít nước ấm vào chậu. Tránh dùng nước quá lạnh hoặc quá nóng. Nước ấm khiến dầu và chất bẩn dễ trôi ra hơn.
 

Bước 4: Xịt nước để loại bỏ lớp bụi bẩn bám trên mũ trước khi rửa bằng hỗn hợp nước-dầu gội đã pha từ trước. 
 
Bước 5: Nhúng mũ vào chậu rồi té nước vào bên trong để rửa sạch lớp lót.
 
Bước 6: Nhẹ nhàng xoa lớp lót để dầu gội tẩy sạch mùi hôi hám và bụi bẩn.
 
Bước 7: Xịt nước và gột sạch dầu gội.
 
Bước 8: Phơi mũ trên giá có lỗ để tránh kéo dài thời gian khô vì nước đọng. Nếu thời tiết ẩm ướt, bạn có thể phơi mũ ở nơi có quạt để thổi cho mũ nhanh khô.
Trên thị trường hiện có bán một số chai xịt làm sạch mũ bảo hiểm tức thời, tuy nhiênt, bản thân chất nhờn tiết ra từ da đầu cộng thêm mồ hồi không thể làm sạch bằng các loại bình xịt tẩy rửa bán sẵn ngoài thị trường như mọi người thường nghĩ. Giặt sạch mũ bảo hiểm ít nhất 2 lần/tuần vẫn là phương án tối ưu.
 
Bạn có thể mua thêm miếng lót mũ bảo hiểm, hiện có bán tại các siêu thị trên cả nước, lót vào trong mũ bảo hiểm. Mỗi tuần bạn chỉ cần lau ngoài mũ, tháo miếng lót giặt sạch và phơi khô sẽ tiết kiệm thời gian giặt mũ hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn phải vệ sinh trong và ngoài mũ định kỳ (tháng/lần) do bụi bẩn vẫn lọt vào trong hoặc bám vào viền mũ.

                                                                                                                          "Sưu tầm"