Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

Bước kiểm tra động cơ khi mua xe cũ

Sau bước kiểm tra thân vỏ để khẳng định chiếc xe đang xem chưa từng gặp tai nạn, bạn sẽ tiếp tục tiến hành bước kiểm tra động cơ của xe nhằm khẳng định một lần nữa. 


Đối với mỗi chiếc xe, động cơ chính là trái tim và vì thế, tim phải khỏe mạnh thì xe mới "thọ". Vậy làm thế nào để kiểm tra xem động cơ xe có vấn đề gì không khi bạn chọn mua xe đã qua sử dụng?
Để kiểm tra động cơ, không có cách nào khác là phải cho xe nổ máy rồi lắng nghe tiếng động lạ đồng thời quan sát chiếc xe. Bạn hãy lưu ý những vấn đề sau:
1. Khởi động: Một chiếc xe tạm coi là ổn phải có khả năng khởi động tốt nghĩa là động cơ có thể nổ một cách dễ dàng. Nếu xe phải khởi động quá lâu hoặc nhiều lần mới nổ được nghĩa là xe đang có vấn đề về động cơ hoặc hệ thống cung cấp nhiên liệu hay hệ thống điện.
2. Khói xe: Đây là một cơ sở quan trọng để bạn đánh giá động cơ xe. Về lý thuyết, qua màu khói thoát ra từ ống pô bạn có thể biết được khá nhiều điều. Nếu khói có màu đen, đó là bằng chứng cho thấy động cơ đã tiêu thụ quá lượng nhiên liệu định mức tiêu chuẩn. Nếu khói màu xanh lam, đó nghĩa là động cơ hoạt động tốt. Còn nếu khói có màu trắng, rất có thể động cơ bị lỏng hệ thống séc-măng chặn dầu bôi trơn.
Trên thực tế, khi xe thải ra khói màu đen, rất có thể ống pô xe đã bị hỏng bởi hiện nay, tất cả các xe đều có bộ lọc khí thải và khi đã quá thời hạn sử dụng thì bộ lọc này không hoạt động đồng thời lượng khí bị chặn lại ở trong đã thoát ra ngoài gây nên tình trạng màu đen. Điều này cho thấy chiếc xe này cũng khá “cứng tuổi” và có thể đã được sửa chữa động cơ.
Còn khi động cơ có khói màu trắng, bạn nên cho xe nổ máy khoảng hơn 5 phút. Trong thời gian này, nếu thấy có nước nhỏ giọt ở ống pô là hệ thống lọc khí thải đang làm việc tốt. Tuy nhiên, sau 5 phút nổ máy, nếu hiện tượng khói trắng vẫn không đổi sang màu xanh lam thì bạn không nên mua chiếc xe đó vì nhiều khả năng hệ thống đánh lửa hoặc hệ thống phun xăng, dầu có trục trặc.

Khi kiểm tra dầu máy, nếu dầu có nhiều cặn tức chủ nhân của nó không thường xuyên thay dầu hoặc động cơ hoạt động không tốt. Lốc máy hoạt động tốt thường có màu vàng còn nếu bị hỏng sẽ có màu đen. Bình nước đóng cặn hay chứa dầu cũng thể hiện chủ nhân của nó không bảo dưỡng một cách kỹ càng. Có khói khi động cơ hoạt động cũng là dấu hiệu không tốt bởi trong trường hợp đó, dầu đã lọt xuống buồng đốt theo xu-páp hoặc do hở piston.

Trong lúc thử, bạn cũng chú ý xem xét nhiệt độ động cơ.
3. Khung xe và hệ thống giảm xóc: Hệ thống giảm xóc rất quan trọng, nó không chỉ cho cảm giác thoải mái khi ngồi trong mà còn ngăn chặn một vài tai nạn không đáng có như lật xe, chi phối đường đi của xe ra ngoài ý muốn. Bạn không thể tháo rời từng bộ phận để kiểm tra nên cách tốt nhất là kiểm tra "thô" bằng cách tỳ tay để nhún xe. Nếu xe nhún "mềm nhưng không dẻo" nghĩa là xe nhún xuống rồi nhảy trở lại nhưng không dao động liên tiếp nhiều lần, trong lúc thay đổi chiều nhún của xe chúng ta sẽ nhìn thấy sự "khựng lại" của xe rất nhỏ chứng tỏ hệ thống giảm xóc còn tốt.
Sau khi thử độ nhún của xe, bạn nên nhìn qua các khớp nối ở hệ thống tay đòn hiệu chỉnh độ chụm của hệ thống lốp xe. Đa số xe hiện nay dùng cao su ở khớp nối, kiểm tra hư hỏng của cao su có thể bằng mắt thường, kiểm tra mức độ sử dụng của cao su thì có thể so sánh tâm của các đường tròn của cao su, lõi sắt trong, lõi sắt ngoài và vòng tay đòn.
Ở đây còn một chi tiết hiệu chỉnh lệch tâm, bạn cần so sánh độ lệch tâm của hệ thống bên phải và bên trái, nếu thấy độ lệch này gần như đối xứng qua mặt phẳng dọc tâm xe là tốt. Độ đối xứng này càng sai lệch nhiều càng nên xem kỹ hơn. Nếu sai lệch quá lớn, xe này có thể bị biến dạng phần khung xe.
4. Hệ thống truyền động sau hộp số: Trong lúc kiểm tra hệ thống tay đòn ở gầm xe, bạn nên kiểm tra kết hợp phần truyền động sau hộp số. Nhìn qua động cơ và hộp số để thấy không có hiện tượng dầu bôi trơn bị rò rỉ, các bộ bi hành tinh (các-đăng) không bị rò rỉ mỡ bôi trơn bên trong và không có hiện tượng vỡ các phốt chặn mỡ. Lắc thanh truyền từ hộp số đến cầu sau (với xe dùng cầu sau), hộp số ra hai bánh trước để xem độ rơ của hệ thống.
5. Hộp số: Khi máy đang nổ, chúng ta không thể "nghe" được những tiếng động lạ ở hộp số, muốn nghe được chúng ta phải đạp côn (ly hợp) và vào một số bất kỳ rồi lắng nghe. Tất cả những tiếng động mới phát ra đều từ hộp số.
6. Côn: Để máy chạy ở ga cầm chừng, đạp côn và vào số nhỏ nhất (số 1, số lùi), nhả chân côn chậm. Xe di chuyển không giật, không tắt máy là tốt.
7. Hệ thống lái:
Không chỉ đối với xe cũ mà cả với xe mới thì đây cũng chính là điều quan trọng nhất khi mua xe, vì an toàn của lái xe, những người trên xe và cả người đi đường. Hầu như toàn bộ xe hiện tại đều có hệ thống trợ lực lái, bạn cho nổ máy xe và lái thử một đoạn. Bạn nên cho xe tiến, lùi để kiểm tra xe tay lái có đều hay không. Bên cạnh đó, bạn cũng nên để ý nghe tiếng kêu lạ nào không vì bơm trợ lực sẽ phát ra tiếng động nếu có vấn đề.

Cách kiểm tra tiểu sử của xe máy

Cách kiểm tra tiểu sử của xe máy ta vào trang web sau, nhưng phải có phí
http://www.carfax.com/entry.cfx

Cách nhỏ giúp biến xe số thành “xe ga”


  Tham gia cuộc thi “Lái xe sinh thái, tiết kiệm nhiên liệu” của Honda, Green-A Team đã tìm ra cách đơn giản để chuyển cơ chế hoạt động của xe số thành “xe ga”.

Trong cuộc thi “Lái xe sinh thái, tiết kiệm nhiên liệu” do Honda tổ chức, để một đội thi có thể tiêu hao ít nhiên liệu nhất thì việc tắt động cơ và cho xe trôi theo đà quán tính với ma sát thấp là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, với thiết kế thông thường của động cơ Honda Wave 110cc, khi động cơ dừng hoạt động, hệ thống bát côn trước sẽ có các chốt chặn làm máy xe bị khựng lại và không thể di chuyển tiếp.
Do đó, công việc của các thành viên Green-A Team là phải tìm cách để chiếc xe của đội có thể tự do trôi theo quán tính mà không gặp các lực cản như chốt chặn trong động cơ xe. Với một mẹo nhỏ dưới đây, Green-A Team đã biến một chiếc xe số thành “xe ga”.
 
 
Trước tiên, chúng ta cùng xả dầu trong động cơ và tháo nắp của bánh côn trước trên động cơ xe.
 
Lấy bánh côn trước ra khỏi động cơ rồi tháo vòng goăng cao su và miếng lót kim loại bên ngoài.
 
Sau khi tháo xong, chúng ta sẽ nhìn thấy các chốt du-líp của bánh côn trước.
 
 
Tiến hành tháo từng chốt du-lip ra khỏi bánh côn trước.
 
 
Cận cảnh chốt du-lip sau khi bị tháo ra khỏi bánh côn trước.
Sau khi tháo hết chốt du-líp, xe số sẽ hoạt động như một chiếc xe ga, tức là các bạn chỉ cần vào số và ga là xe chạy. Ngay cả khi tắt máy, xe vẫn có thể trôi theo quán tính hoặc dắt bình thường mà không cần về số.
Tuy nhiên, trong thực tế sử dụng, các nhà sản xuất như Honda không khuyến cáo người dùng tháo các chốt du-lip ra khỏi bánh côn trước. Nguyên nhân là do sau khi tháo, xe sẽ hoạt động mà không có độ ghìm từ động cơ. Nói một cách cụ thể, người lái chỉ việc vào số và vặn ga, xe sẽ di chuyển. Nhưng khi xe chạy ở tốc độ cao hoặc bị trôi dốc, động cơ sẽ không sản sinh ra lực tì để giúp hãm tốc độ của xe. Điều này rất nguy hiểm đối với người lái do khó có thể làm chủ được tốc độ của xe.
Trên đây chỉ là một trong số những ý tưởng của Green-A Team do AutoPro thành lập để nhắm đến đích cuối là cuộc đua chính thức “Lái xe sinh thái, tiết kiệm nhiên liệu” vào ngày 21/8 tại nhà máy Honda Việt Nam. Được phép tác động, thay đổi động cơ miễn sao giữ nguyên dung tích xi-lanh là điều kiện đối với hạng thi xe tự chế. Điều này mở ra rất nhiều cơ hội cho các ý tưởng cải tiến động cơ để đạt được hiệu suất tiêu hao nhiên liệu tốt nhất. Cũng như các đội khác, Green-A Team đang tập trung thực hiện những công đoạn cuối của việc chế tạo xe. Mốc 320 km/lít của năm 2010 là một thử thách rất lớn cho tất cả các đội.    
                                                                                                                                             "Sưu tầm"
S



Lưu ý khi lái xe trời mưa



  Xe mất kiểm soát khi đi trong mưa do đường trơn trượt và nhiều vũng lầy là một trong những nguyên nhân dễ xảy ra tai nạn và có một số cách khắc phục đơn giản người sử dụng xe nên biết.

Để tránh rủi ro, bạn nên lái chậm và cẩn thận, đặc biệt khi đi qua đường cua, hệ thống phanh và tay lái luôn sẵn sàng ứng phó. Đặc biệt, khi bạn muốn dừng xe hoặc giảm tốc độ, tránh đạp mạnh phanh hay xe đánh lái gấp rất dễ gây nguy hiểm, luôn luôn giữ một lực vừa phải trên bàn đạp phanh để xe giảm tốc từ từ.
- Trong trường hợp xe gặp đường trơn: Nên giữ bình tĩnh, đừng đạp phanh gấp hay tăng ga mạnh, hãy cẩn trọng từng bước hướng bánh lái theo chiều muốn đi. Một điều xin lưu ý, nếu xe không có hệ thống phanh chống bó cứng ABS thì không nên đạp phanh quá đột ngột, còn nếu có, hãy đạp phanh ngay và giữ thật chắc.Đi xe trong trời mưa nên giảm tốc độ vì đường ướt, độ ma sát lốp kém hơn, đồng thời nếu chạy với tốc độ vừa phải bạn sẽ dễ dàng phát hiện và tránh vật cản kịp thời và nên tránh xa các vũng nước sâu hoặc vũng bùn, đặc biệt là khi bạn không biết độ sâu bao nhiêu.
- Để tránh tình trạng mất lái khi xe chạy tốc độ cao qua vũng nước hoặc trượt trong vũng lầy:
Tình trạng này xảy ra do lốp xe tiếp cận với bề mặt nước với tốc độ cao tạo áp suất đẩy mạnh lên khiến lốp không tiếp xúc được với mặt đường vì đã có một lớp “đệm nước” xen giữa lốp và đường đi khiến xe mất khả năng điều khiển, nhất là khi lốp bị mòn nhiều. Và nên tránh những vũng nước tưởng như vô hại trên đường cao tốc; xe sẽ bị mất lái, không còn khả năng điều khiển xe nếu xe lao vào nước với tốc độ cao.
 
Việc làm đơn giản mà quan trọng trước khi khởi hành là kiểm tra độ mòn ta-lông lốp và thay chúng nếu cần thiết. Sau là bơm lốp ở độ căng cần thiết (theo tiêu chuẩn của xe) sẽ làm tăng tuổi thọ của ta-lông, giảm sức cản, do vậy tăng khả năng tiết kiệm nhiên liệu. 
 
Nếu gặp phải trường hợp trên thì không nên thắng phanh đột ngột hoặc rẽ gấp vì xe sẽ càng bị mất lái trầm trọng hơn hơn. Giải pháp thông minh cho tình thế này là nên giữ vững tay lái và nới lỏng chân ga cho tới khi xe giảm tốc độ. Lưu ý, khi gặp nước chảy quá nhanh, đừng vội tiến vào đó vì xe rất dễ văng đi.

Khi đi trong khu vực ngập nước - trường hợp bất khả kháng - giữ tốc độ động cơ cao để tránh nước vào ống xả khiến xe "chết máy" đột ngột. Với xe số sàn, luôn đi số 1 với mức ga cao - trên 2000 vòng/phút nếu xe có đồng hồ báo tốc độ động cơ hoặc 1/3 đến 1/2 hành trình chân ga; với xe số tự động có chức năng đi số sàn, hãy đi số 1; với xe số tự động có các số D1, D2, D3, hãy chuyển về D1. Nếu xe "chết máy" vì ngập nước, giải pháp an toàn nhất là gọi xe cứu hộ - đặc biệt lưu ý không khởi động lại động cơ trong trường hợp này vì khả năng nước sẽ phá hỏng động cơ, vỡ piston, cong tay biên.
 
Không nên chủ quan với xe gầm cao. Mức nước cao vượt lốp xe có khả năng phá vỡ quạt gió và két mát 
 
Khi mức nước ngập nửa lốp xe, với các xe gầm thấp, đó là giới hạn không nên vượt qua; với xe gầm cao, có thể đi qua nhưng không được để nước vào cửa gió động cơ trước mũi xe; nếu nước vào sẽ gây hỏng động cơ và thường phải sữa chữa với chi phí rất cao, thậm chí phải thay cả động cơ.

Đặc biệt chú ý một khi quyết định đi qua khu vực ngập nước phải luôn đảm bảo không có xe đi ngược chiều. Xe đi ngược chiều sẽ tạo sóng hoặc hắt nước ngược lên capo xe - nguy cơ cao nước tràn vào khoang động cơ hoặc họng hút.

-Nếu bạn bị hỏng xe trong lúc trời mưa nặng hạt: hãy nhớ đậy nắp ca-pô lại để hệ thống điện không bị thấm nước.
Tóm lại, để bảo vệ chính mình khi đi trong thời tiết xấu bạn nên quan sát kỹ và giảm tốc độ có thể tránh được những rủi ro không đáng có.
                                                                                                                                       "Sưu tầm"


Hướng dẫn cách giặt mũ bảo hiểm đơn giản và hiệu quả

 Một số hướng dẫn giúp người sử dụng xe máy tống khứ bụi bẩn và mùi hôi bám trụ lâu ngày trên mũ bảo hiểm.

Mũ bảo hiểm bốc mùi hôi hám là vấn đề mà phần lớn những người đi xe máy đều từng đối mặt. Do vậy, không ít người đã phải “vắt tay lên trán” để nghĩ cách chùi rửa mũ bảo hiểm từ trong ra ngoài sao cho thật sạch sẽ mà không gây hư hỏng.
Nếu bạn đang dùng một chiếc mũ bảo hiểm có lớp lót bên trong tháo lắp tùy ý, cách lau rửa sẽ đơn giản hơn. Chỉ cần tháo bỏ lớp lót và đệm má, giặt bằng tay hoặc cho vào máy giặt. Lưu ý là phải giặt hoặc chọn chế độ quay thật nhẹ nhàng để chúng không bị rách. Sau đó mới đến khâu xử lý phần vỏ bên ngoài mũ bảo hiểm.
Đầu tiên, hãy kiếm một miếng vải hoặc khăn sợi nhỏ, mềm mại và chuẩn bị chất tẩy rửa loại nhẹ. Làm ẩm khăn bằng nước trước khi nhỏ một vài giọt chất tẩy rửa lên. Lau vỏ mũ nhẹ nhàng để chất tẩy rửa loại bỏ toàn bộ phần bụi bẩn. Tiếp đó, lau lại vỏ mũ một lần nữa bằng nước cho đến khi sạch hết chất tẩy rửa. Chỉ cần làm như vậy, bạn đã có ngay một chiếc mũ bảo hiểm sáng bóng bên ngoài và thơm tho bên trong.
Đối với những loại mũ bảo hiểm không thể tháo rời lớp lót, các khâu xử lý có phần phức tạp hơn một chút. Dưới đây là 7 bước giúp bạn giặt mũ bảo hiểm với lớp lót dính liền một cách hiệu quả nhất.
 
Bước 1: Tháo bỏ đệm má, miếng lọc bụi cho mũi, kính chắn gió…
 
Bước 2: Lấy một ít dầu gội đầu thay vì dung dịch rửa cốc chén và đổ ra chậu. Dầu gội không gây hại cho da đầu người sử dụng nên cũng tốt cho mũ bảo hiểm, thêm vào đó, nó giúp tóc bạn không bị "hai mùi" khi đội chiếc mũ bảo hiểm mới được giặt và phơi khô xong. Trong khi đó, dung dịch rửa cốc chén và xà phòng giặt lại quá mạnh đối với lớp lót mũ nên bạn cần hạn chế dùng nó để rửa. Lượng dầu gội đầu sử dụng tùy thuộc vào mức độ “bốc mùi” của chiếc mũ, bạn có thể giặt lại lần 2 hoặc 3 nếu mũ bạn vẫn cáu bẩn.
 
Bước 3: Pha một ít nước ấm vào chậu. Tránh dùng nước quá lạnh hoặc quá nóng. Nước ấm khiến dầu và chất bẩn dễ trôi ra hơn.
 

Bước 4: Xịt nước để loại bỏ lớp bụi bẩn bám trên mũ trước khi rửa bằng hỗn hợp nước-dầu gội đã pha từ trước. 
 
Bước 5: Nhúng mũ vào chậu rồi té nước vào bên trong để rửa sạch lớp lót.
 
Bước 6: Nhẹ nhàng xoa lớp lót để dầu gội tẩy sạch mùi hôi hám và bụi bẩn.
 
Bước 7: Xịt nước và gột sạch dầu gội.
 
Bước 8: Phơi mũ trên giá có lỗ để tránh kéo dài thời gian khô vì nước đọng. Nếu thời tiết ẩm ướt, bạn có thể phơi mũ ở nơi có quạt để thổi cho mũ nhanh khô.
Trên thị trường hiện có bán một số chai xịt làm sạch mũ bảo hiểm tức thời, tuy nhiênt, bản thân chất nhờn tiết ra từ da đầu cộng thêm mồ hồi không thể làm sạch bằng các loại bình xịt tẩy rửa bán sẵn ngoài thị trường như mọi người thường nghĩ. Giặt sạch mũ bảo hiểm ít nhất 2 lần/tuần vẫn là phương án tối ưu.
 
Bạn có thể mua thêm miếng lót mũ bảo hiểm, hiện có bán tại các siêu thị trên cả nước, lót vào trong mũ bảo hiểm. Mỗi tuần bạn chỉ cần lau ngoài mũ, tháo miếng lót giặt sạch và phơi khô sẽ tiết kiệm thời gian giặt mũ hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn phải vệ sinh trong và ngoài mũ định kỳ (tháng/lần) do bụi bẩn vẫn lọt vào trong hoặc bám vào viền mũ.

                                                                                                                          "Sưu tầm"


Kinh nghiệm khi chọn mua xe máy cũ (Phần 2)


 Việc kiểm tra kỹ thuật luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình tìm mua một chiếc xe cũ nhưng lại đòi hỏi bạn phải am tường về máy móc.

Một sai lầm khá phổ biến của những người đi mua xe máy cũ là tin vào số chỉ trên công-tơ-mét. Trên thực tế, việc điều chỉnh công-tơ-mét trên ôtô còn được thực hiện dễ dàng, huống gì trên xe máy.
Dân buôn xe cũ có thể tua lại công-tơ-mét mà không hề để lại bất kỳ dấu vết nào. Chính vì thế, không nên đánh giá xe dựa trên chỉ số kilomet, thay vào đó, hãy dựa vào giấy tờ gốc mà tính tuổi xe, từ đó cũng có thể ước lượng được tổng quãng đường mà xe đã chạy.
Khi đánh giá về mặt kỹ thuật, bạn cũng nên chú ý đến tính đồng bộ của các chi tiết liên quan, chẳng hạn động cơ, khung gầm, chế hòa khí, IC... Việc này cũng giống như khi đánh giá tính đồng bộ của tổng thể xe, tất cả các chi tiết kỹ thuật phải có sự tương đồng về độ mới, màu sắc, chủng loại... Mục đích là để đảm bảo rằng xe chưa bị thay đồ.
Trong quá trình đánh giá kỹ thuật, phần khó nhất luôn là đánh giá động cơ. Một số tiêu chí giúp đánh giá chính xác có thể kể đến là:
Thứ nhất, tổng thể bên ngoài của động cơ phải đảm bảo tính nguyên vẹn và đồng nhất. Cụ thể hơn, bề mặt động cơ không bị méo, vỡ. Với những xe được sơn lốc hộp số như Honda Wave Anpha đời cũ, dù sơn đã bị tróc thì nước sơn cũng phải nguyên bản.
Thêm vào đó, mặt ghép giữa hai nửa lốc máy phải nguyên vẹn, các con ốc trên cụm xylanh và lốc hộp số (với xe tay ga là bộ côn) không bị toét đầu hoặc thay mới. Nếu các yếu tố này không được đảm bảo, khả năng lớn là xe đã bị “bổ” máy. Đây là điều chúng ta nên tránh nhất khi đi mua xe cũ.
 

Việc kiểm tra kỹ thuật luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình tìm mua một chiếc xe cũ (Ảnh minh họa).
Thứ hai, khả năng vận hành của động cơ vẫn còn tốt. Để kiểm tra tiêu chí này, đương nhiên là bạn phải chạy thử xe. Hãy theo dõi xem xe có đảm bảo được những yêu cầu dưới đây hay không:
+ Động cơ tốt trước hết phải khởi động dễ dàng. Trong quá trình đề không xuất hiện tiếng kêu lớn, xe không bị giật. Tắt động cơ đi, đề lại xe vẫn khởi động dễ dàng. Cần đạp khởi động phải hoạt động bình thường.
+ Khi xe nổ ở chế độ ga-răng-ti (nhả hết ga để máy tự nổ), động cơ không bị chết giữa chừng (tăng ga-răng-ti nếu quá nhỏ), tiếng nổ đều và không bị giật, không có tiếng kêu lạ.
+ Khi vặn tay ga, động cơ đáp ứng nhanh, không có thời gian trễ, ga lên đều, xe không bị ì, động cơ nổ giòn và tăng đều, không có tiếng kêu lạ. Khi nhả ga, xe giảm tốc tức thời.
+ Với xe số, việc sang số phải nhẹ và dễ dàng, hộp số không bị kẹt khi tăng và giảm số.
+ Nhiệt độ động cơ bình thường. Cho xe vận hành mười, mười lăm phút, động cơ không quá nóng. Với xe ga, có thể kiểm tra trên nhiệt kế. Kim chỉ nhiệt độ không vượt quá điểm giữa là tốt. Với xe số, việc kiểm tra độ nóng mang tính cảm tính hơn, tuy nhiên, nếu máy quá nóng, nó sẽ tự ngắt sau một lúc chạy.
+ Xe không ăn xăng. Có thể kiểm nghiệm một phần bằng cách ngửi khói xả xem có nặng mùi xăng hay không. Khói xả nồng nặc mùi xăng là dấu hiệu máy đã bị rã, cho hiệu suất đốt xăng thấp.
+ Xe không ăn dầu. Dựng chân chống giữa, vặn ga hết cỡ rồi kiểm tra độ khói. Nếu lượng khói xám nhiều và dày đặc, động cơ đã bị rã và ăn dầu. Nếu lượng khói xám ít thì động cơ vẫn còn hoạt động tốt.
Nếu như động cơ và hộp số/côn vượt qua được tất cả các bài kiểm tra nói trên thì lúc này bạn đã có thể xem xét quyết định mua vì chúng được coi là trọng tâm của chiếc xe. Các chi tiết kỹ thuật khác nếu hỏng hóc thì có thể sửa chữa sau, và chi phí để khắc phục chúng cũng không quá lớn.
Mặc dầu vậy, bạn vẫn phải kiểm tra để tìm lỗi. Với mỗi lỗi, hãy ước chừng chi phí khắc phục để trừ vào giá xe lúc mặc cả. Các chi tiết này bao gồm khung gầm, giảm xóc, hệ thống điện, IC, đèn, nhông xích (xe số)...
Khâu cuối cùng sẽ là mặc cả giá. Điều quan trọng là bạn phải tham khảo trước khi đi mua xe. Hãy hỏi những người có kinh nghiệm về xe cũ, tốt nhất là thợ sửa xe lâu năm để đưa ra một ba-rem giá làm chuẩn. Một chiếc xe có giá bán quá cao hoặc quá thấp so với giá trị thực của nó đều không chấp nhận được.
Với trường hợp giá quá cao, đương nhiên là bạn kiên quyết mặc cả. Trường hợp giá quá thấp, không loại trừ khả năng xe có nguồn gốc bất hợp pháp hoặc bị hỏng hóc một bộ phận tối quan trọng nào đó trong động cơ mà mắt thường không thể thấy được qua một hai lần thử.


Kinh nghiệm khi chọn mua xe máy cũ


Thực tế, việc chọn mua một chiếc xe cũ vừa ý không dễ. Thông thường người mua chỉ nhìn vào giá cả theo chủng loại, cũ hay mới, căn cứ theo công-tơ-mét, biển số, giấy đăng ký…, nhưng trên thực tế những thông số này thường không chính xác. Tốt nhất, chỉ nên mua xe đã sử dụng không quá 3 năm, bởi với thời gian này, động cơ của xe vẫn còn hoạt động tốt.

Thuận lợi nhất trong việc mua xe máy cũ là biết rõ chiếc xe cũng như người sử dụng, qua đó cũng biết được ưu và nhược điểm của chiếc xe để tiện lợi cho việc vận hành, chăm sóc bảo dưỡng sau này. Nếu bắt buộc phải mua một chiếc xe lạ, người tiêu dùng nên lưu ý một số điểm sau:

Kinh nghiệm chọn mua xe máy cũ

1. Tổng thể chiếc xe: Để đánh giá chính xác tổng thể một chiếc xe đã qua sử dụng, cách chính xác nhất là chiếc xe phải được rửa sạch sẽ và quan sát dưới ánh sáng ban ngày. Theo kinh nghiệm chọn xe cũ, một chiếc xe còn tốt là phải “đều xe”, nghĩa là tất cả các chi tiết, phụ tùng trên xe có độ mới/cũ đồng đều nhau. Một chiếc xe vận hành bình thường, ổn định không thể có những chi tiết quá mới hoặc quá cũ so với tổng thể chiếc xe.

2.Giấy tờ:
 Cần kiểm tra đăng ký của xe và đối chiếu với biển kiểm soát. Kiểm tra rõ ràng số khung, số máy, đây là công đoạn mà rất nhiều người mua xe ngại làm bởi những hàng số này dài và đôi khi nằm ở những khu vực rất khó nhìn. Chỉ một nhầm lẫn nhỏ trên giấy tờ với những con số cũng đã đủ đem lại rất nhiều điều phiền toái cho người sử dụng.

3. Sơn xe: Quan sát màu sắc của sơn ở những chỗ khuất rồi so sánh với những nơi khác, nhìn theo chiều nghiêng của thân xe để có thể dễ dàng nhìn thấy những khu đã vực được “tút” lại bởi màu sơn và độ bóng sẽ không đều nhau. Nước sơn “zin”, được sản xuất trên dây chuyền công nghiệp thường không thể bị bong tróc, theo thời gian sử dụng, bề mặt sơn chỉ mòn dần đi.

4. Động cơ
: Động cơ là phần quan trọng nhất của chiếc xe và cũng là nơi khó kiểm tra nhất, động cơ xe còn tốt sẽ có những đặc điểm sau:

+ Bề mặt, hình dạng những con ốc trên động cơ không móp méo hay trầy xước.
+ Dễ khởi động, tiếng nổ chậm, đều (khi để garanti) và ổn định. Bất cứ một trục trặc nào của các bộ phận trong động cơ (ly hợp, xích cam, xúp-páp, tay biên…) đều có những tiếng động khác lạ đặc trưng khi động cơ vận hành.
+ Vặn hết ga mà không thấy khói ở ống xả
+ Sang số nhẹ nhàng (xe số). Động cơ hoạt động ngay khi kéo ga (xe ga).
+ Kiểm tra dầu bôi trơn sau khi động cơ làm việc (không được quá ít so với quy định, không được có ánh kim loại trong dầu)

5. Điện, ắc quy: Nên yêu cầu người bán tháo cốp, mở yên để kiểm tra kỹ hệ thống điện, ắc quy, IC, đi-ốt nạp. Một chiếc ắc-qui còn tốt thể hiện ở việc khởi động xe dễ dàng, đèn xi-nhan/còi hoạt động ổn định khi xe không nổ máy.

6. Giảm xóc:
 Để kiểm tra giảm xóc trước cần bóp chặt phanh trước rồi nhún mạnh nếu thấy tiếng kêu lục cục là giảm xóc đã kém hoặc bị chảy dầu, giảm xóc trước còn tốt có độ nhún sâu và êm ái, bề mặt ống nhún bóng sáng không có tỳ vết hay vệt dầu loang. Với giảm xóc sau, có thể kiểm tra bằng cách tải nặng (2 - 3 người) nếu không có tiếng kêu lạ, xe cân bằng, êm ái chứng tỏ chất lượng còn tốt.

7. Cảm giác khi lái:
 Một chiếc xe tốt phải tạo cảm giác an toàn, êm ái khi vận hành. Máy xe hoạt động ổn định khi tải nặng, xe đi qua chỗ xóc không có tiếng kêu lạ. Nên kiểm tra hệ thống lái tại những đoạn đường thật phẳng để đánh giá độ cân bằng của xe. Những chiếc xe đã từng bị đâm mạnh hay có lỗi kỹ thuật sẽ không thể có độ cân chuẩn của xe.

Tìm mua một chiếc xe cũ còn tốt và giá cả hợp lý là việc làm rất khó. Nhưng nếu biết được chính xác chất lượng của chiếc xe, từ đó chúng ta có thể định giá xe một cách chuẩn nhất.
=== Sưu tập ===
__________________
*** Một người đi xe máy va phải chú sẻ bay ngược chiều. Anh ta dừng xe, thấy chưa chết bèn nhặt về đắp thuốc rồi thả vào lồng. Tỉnh lại, thấy mình bên song sắt, chú sẻ thở dài: - Bỏ mẹ. Mình đâm chết thằng đi xe máy rồi. Chắc tù mọt gông đây..pó tay con chim ***

_.:: Nếu bài biết hay xin hãy kích Thank ::._

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

Kiếm 100 tỉ đồng năm nhờ qủa óc chó


Thu nhập năm của cả làng thuộc tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc)lên tới cả trăm tỉ đồng nhờ nghề chạm khắc quả óc chó.

Quả óc chó từng gây sốt giới đầu tư Trung Quốc khi một cặp óc chó có thể được bán với giá lên tới hàng chục ngàn USD.


Tại làng Houliuwuying ở huyện Vĩnh Thanh thuộc thành phố Lang Phường, tỉnh Hà Bắc, chạm khắc quả óc chó là nghề kiếm sống chủ yếu.


Một người dân làng vui mừng khoe thành phẩm là quả óc chó hình Phật sau quá trình chạm khắc rất tỉ mỉ, cầu kỳ. 


Công việc chạm khắc quả óc chó đòi hỏi sự tinh tế và kiên trì cực kỳ lớn từ các nghệ nhân.


Cận cảnh việc chạm khắc từng đường nét để tạo nên khuôn mặt Phật trên diện tích bề mặt nhỏ bé của quả óc chó.


Theo thống kê, có tới hơn 80% dân làng làm nghề chạm khắc quả óc chó.



Nghề này đã giúp đem về cho dân làng khoản thu nhập hàng năm là 30 triệu nhân dân tệ (gần 100 tỉ đồng).
Theo VTCNews

Nhiếp ảnh gia trẻ chạy sô kiếm 20 triệu đồng/tháng


Vào các tháng cao điểm hay mùa cưới, các nhiếp ảnh gia luôn trong tình trạng phải chạy show. Có những người một tháng kiếm được 20 triệu đồng nhưng cũng có người chỉ 3-4 triệu.


 Với sự bùng nổ về internet, trào lưu chụp ảnh, ảnh cưới... giới trẻ có nhiều cơ hội kiếm tiền hơn với nghề nhiếp ảnh
Thu nhập linh động Bùi Đức Anh (SE) - một nhiếp ảnh trẻ ở Hà Nội chia sẻ: “Theo mình thấy, dân chụp ảnh chuyên nghiệp có thể làm được mọi yêu cầu của khách hàng. Lúc thì mình đi chụp thời trang hoặc studio, có lúc thì khách tự đến với mình. Đối với nhiếp ảnhthì việc thu nhập có cao hay không phụ thuộc vào số lượng sản phẩm mình chụp và khả năng của mỗi người. Chụp cho các cửa hàng chỉ là phụ, còn chủ yếu là chụp ảnh cưới cho các studio.
Giá trung bình cho mỗi lần chụp là từ 700.000 - 1 triệu đồng/album đám cưới. Vào những tháng như hiện tại thì một tháng chụp được khoảng 10 album nên thu nhậpkhoảng 10 triệu đồng/tháng. Cho đến nay mình vẫn chưa làm cố định ở bất kỳ đâu vì trong thời gian sắp tới mình sẽ mở một studio”.
Để đến được với nghề này, có người thì học tại khoa nhiếp ảnh của trường ĐH Sân khấu Điện ảnh, nhưng cũng có bạn thì đi lên từ đam mê, rồi tự tìm tòi học hỏi và vào nghề. Hơn nữa, với nghề này đôi khi bạn sẽ được kết hợp đi du lịch lẫn làm việc. Do muốn có một bộ album cưới phải đẹp và đặc sắc nên nhiều khách hàng có nhu cầu đi chụp ảnh ở các tỉnh xa. Vậy là khách hàng sẽ phải bao hết chi phí đi lại, ăn ngủ nghỉ của nhiếp ảnh gia. Nếu gặp phải khách hàng “chịu chơi” thì bạn còn được vào những địa danh nổi tiếng như bãi biển Nha Trang, Mũi Né, Đà Nẵng…..
Lê Anh Quân (Quân Moon ) - đang làm nhiếp ảnh cho Moza Wedding Studio chia sẻ: “Mùa cưới năm ngoái, mình và ekip đã làm một album cưới rất đẹp. Do yêu cầu của khách hàng là phải làm thật tốt album, cảnh phải đẹp, lãng mạn nên mình đã đề xuất ý kiến là chụp tại Flamingo Đại Lải. Sau khi mất một ngày chụp ở đó thì khách hàng quyết định sẽ vào Nha Trang chụp ảnh cho “chất”. Vừa là đưa cả gia đình đi chơi, vừa là để thực hiện thật tốt album. Đương nhiên, số tiền mà anh em nhận được sau mỗi chuyến đi như vậy sẽ cao hơn so với chụp các album ở nhà.
Về thu nhập, Quân cho biết: "Mức thu nhập của hầu hết các nhiếp ảnh hiện nay là khoảng 20 triệu đồng, đối với những ai đã có chút tên tuổi. Còn những người mở studio đã quá nổi tiếng, cộng với tay nghề tốt, quá chuyên nghiệp thì mức thu nhậpcủa họ chắc chắn cao hơn rất nhiều. Những người như vậy đa số đều được người nước ngoài thuê rồi đi sang nước ngoài chụp. Với tay nghề như vậy thì mức thu nhập có thể lên tới 100 triệu đồng/tháng, thậm chí là hơn nữa”.
Là một nhiếp ảnh gia có trong nghề, Nguyễn Thành Sơn (biệt danh Sơn Lùn) chia sẻ về công việc của mình: “Mình có mở một studio riêng do mấy anh em cùng nhau chung vốn. Thời gian đầu, do mới đi vào hoạt động nên vắng khách, các em mẫu có gọi thì mình đi thôi. Nếu chụp cho các em ý thì trung bình mỗi tháng cũng được tầm 3-4 triệu đồng. Được một thời gian thì bên mình đi sâu vào chụp album cưới, với mỗi album như vậy thì mình được 1-2 triệu đồng. Vào tháng cao điểm, có ngày mấy anh em phải chạy 3-4 show/ngày, tính ra tháng đấy mỗi người phải kiếm được trên 20 triệu đồng. Điều này cũng tùy vào khả năng của mỗi người. Càng các studio có tiếng thì thu nhập sẽ tương xứng. Tuy nhiên, các tay máy cũng phải đầu tư cho máy móc, ống kính với chi phí khá cao”.
Kiếm nhiều, đầu tư càng nhiều
Nghề nhiếp ảnh có lẽ ít dành cho những ai không có điều kiện về kinh tế. Bởi chi phí đầu tư đối với một người mới vào nghề là khá lớn, từ 30-40 triệu đồng nếu muốn chụp dịch vụ. Đầu tiên, phải đầu tư mua cái máy ảnh tầm 20tr trở lên, sau đó là mua thêm các phụ kiện khác như ống kính, đèn flash….. Hoặc đối với những ai không đủ tiền thì có thể mua thân máy trước rồi đi thuê lens tại các cửa hàng. Giá cả cho mỗi lần thuê như vậy cũng dao động ở mức 150.000- 400.000 đồng/ngày tùy vào loại ống mà bạn muốn thuê.
Sau khi đã sắm đủ máy móc, thiết bị rồi thì hầu hết các bạn trẻ lại gặp khó khăn để có thể kiếm lại được số tiền đã đầu tư. Nếu như nhiều người mua với mục đích là thỏa mãn niềm đam mê của mình thì đây không phải là vấn đề khiến họ phải đau đầu. Còn riêng với những ai bước chân vào nghề và theo nghề một cách thực sự thì câu hỏi “mất bao lâu để kiếm lại số tiền đã đầu tư” làm họ phải suy nghĩ rất nhiều.
Antoni Minh - sinh viên trường ĐH FPT đi làm chụp ảnh cho rằng: “Một khi đã bước chân vào nghề này thì phải đầu tư nhiều, hơn nữa chỉ kiếm lại được tiền khi mình đã có tiếng trong nghề, có kinh nghiệm. Nếu làm việc lâu dài, bền bỉ thì tầm 6 tháng là sẽ thu lại được vốn. Cũng có những bạn rất khá, chỉ mất khoảng 3-4 tháng là đã tạo dựng được tên tuổi và khả năng chụp lên rất nhanh. Nếu như chăm chỉ và học hỏi cũng như tạo dựng được mối quan hệ thì chuyện lấy lại vốn là thừa sức trong 3 tháng. Nhiều người nếu không tìm được khách hàng thì có khi lại lỗ, vì không làm ra thu nhập nên sẽ bị thâm hụt vào vốn.
Ngoài ra, cũng phụ thuộc vào trình độ của mỗi người, nếu như mình chụp khá thì đương nhiên khách hàng sẽ tìm đến mình và ngược lại. Không phải ai cứ đầu tư máy móc rồi mang trên mình mác nhiếp ảnhlà kiếm ra tiền”. Khó khăn nhất đối với các bạn mới vào nghề đó là không có mối quan hệ. Nếu cứ giữ nguyên phong cách chụp ảnh chuyên nghiệp của riêng mình thì hầu như không bao giờ có khách.
Trần Việt Dũng (biệt danh Trần Dũng) - mới bước chân vào nghề được khoảng 2-3 tháng chia sẻ khó khăn trong nghề: “Hầu hết các teen bây giờ đều thích chụp ảnh kiểu “xóa phông” đằng sau. Tức là chụp kiểu mẫu chỉ đứng cười và đằng sau lưng sẽ bị mờ tịt. Những kiểu đó chỉ đẹp lúc nhìn nhưng không đọng lại được cảm xúc, nếu nhìn nhiều sẽ trở nên nhàm chán. Nhưng những kiểu như vậy thì lại được các em teen thích vì tươi tắn.
Còn một số thể loại ảnh khác như chụp góc rộng, lấy cả cảnh cả người, xóa phông ít thì giới trẻ lại không thích nên thành ra mình lại không có khách. Sau một vài lần trải qua như vậy, mình đã rút ra được kinh nghiệm là dù cho ảnh chụp không thực sự chuyên nghiệp, bản thân mình không muốn thì vẫn phải chụp để làm hài lòng khách hàng. Nếu không mình sẽ bị mất đi một mối làm ăn”.
Không chỉ có vậy, các bạn còn gặp khó khăn nữa về phần máy móc. Mỗi khi đi chụp dịch vụ, khách hàng hay để ý đến máy to và khủng. Antoni Minh chia sẻ: “Mình đã gặp trường hợp khách hàng nói rằng “độ chuyên nghiệp của nhiếp ảnhphải phụ thuộc vào độ to của máy ảnh”. Ví dụ như ống “tele” và lens 85 1.2L. Do ống “tele” to hơn nên mọi người nghĩ ai dùng tele mới là chuyên nghiệp, đẳng cấp. Nhưng hầu hết khách hàng không biết rằng lens 85 1.2L lại đắt tiền hơn rất nhiều".
Tình cảnh trớ trêu nhất của các tay máy nam đó là rất hay bị người yêu ghen. Và ai cũng đều gặp phải tình trạng như vậy. Vì đặc thù nghề nghiệp là luôn luôn chụp ảnh và tiếp xúc với rất nhiều cô gái xinh đẹp nên việc bị người yêu ghen cũng là điều diễn ra hết sức thường xuyên. Hầu hết, các bạn trẻ đều mong người yêu có thể hiểu và thông cảm cho công việc của mình.