Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2013

7 điều người trẻ cần có


Người 20 tuổi khác người 50 tuổi ở chỗ, họ còn nhiều thời gian để sửa chữa những sai lầm. Vì thế đừng ngại thất bại.
1. Niềm tin vào bản thân
Muốn tin tưởng người khác, trước hết bạn phải có niềm tin vào chính mình. Không ai thật sự hoàn hảo, vì thế, đừng "trầm trọng hoá" những điểm yếu của bản thân. Những khi muốn buông xuôi hoặc từ bỏ, hãy nghĩ về những điểm mạnh bạn đang có và không ngừng tin tưởng rằng, bạn sẽ làm được chỉ cần bạn muốn. 2. Dám thất bại
Người 20 tuổi khác người 50 ở chỗ, họ còn nhiều thời gian để sửa chữa những sai lầm. Vì thế đừng ngại thất bại, cho dù đó là điều không ai mong muốn. Có trải qua thất bại, bạn mới hưởng trọn cảm giác ngọt ngào của thành công. Không ai khuyến khích bạn gặp thất bại, nhưng hãy luôn giữ tư thế sẵn sàng chấp nhận "lùi một bước" trong mọi hoàn cảnh. Khi vượt qua được nó, bạn sẽ trưởng thành hơn.
3. Lòng vị tha
Ai cũng có thể mắc sai lầm, ngay cả bạn cũng vậy. Vì vậy, hãy tha thứ cho những lỗi lầm của người khác để chắc rằng, khi rơi vào hoàn cảnh tương tự, bạn cũng sẽ nhận được sự vị tha.
4. Không đánh mất hy vọng
Hãy nhớ rằng, còn trẻ nghĩa là bạn còn cơ hội để sửa sai, làm lại và tiếp tục cố gắng. Cho dù hiện tại bạn chưa thành công, nhưng bạn đừng để mất niềm tin vào ngày mai. Thành công vẫn đang đợi ở phía trước, chỉ cần bạn không đánh mất hy vọng.
5. Tình yêu cuộc sống
Tuổi trẻ là những năm tháng thanh xuân đẹp nhất trong cuộc đời, một khi đã qua thì không bao giờ trở lại. Hãy cảm nhận cuộc sống từ những điều bình dị nhất, hãy trân trọng cuộc sống với những gì đang có và không ngừng hướng đến tương lai. Đừng để những bộn bề, lo toan của cuộc sống khiến bạn quên mất rằng: "Cuộc sống thật tươi đẹp!". Tình yêu cuộc sống là chất xúc tác giúp bạn luôn lạc quan, vui sống và dạt dào năng lượng để làm mọi việc.
6. Tự đưa ra quyết định
Nhiều người thường ao ước thời gian quay trở lại để được làm theo ý mình. Nhưng sự thật là thời gian chẳng bao giờ chờ đợi ai. Vì thế, ít nhất một lần trong đời, bạn hãy đưa ra quyết định của chính mình và chịu trách nhiệm với nó. Quyết định của bạn có thể đúng hoặc sai nhưng ít nhất, bạn sẽ không cảm thấy hối tiếc vì luôn phải sống cuộc đời của người khác.
7. Có mục đích
Tuổi trẻ là khoảng thời gian vô giá để khám phá bản thân, nhưng sẽ không ít lần bạn rơi vào tâm trạng hoang mang khi chưa tìm được mục đích sống. Để tránh rơi vào cảm xúc tiêu cực này, hãy vạch ra cho bản thân mục tiêu trong công việc, trong cuộc sống. Khi đạt được mục tiêu đó, lúc nhìn lại, bạn sẽ thấy mình đi được bao xa và tiến bộ nhường nào. Còn không, ít nhất, bạn cũng biết mình đang ở đâu và cần đi đến đâu.
Tường Vi

10 cách kiếm tiền của sinh viên


Nhiều sinh viên tìm tới công việc bán hàng, phát tờ rơi, phục vụ, gia sư... để trang trải chi phí sinh hoạt cũng như có cơ hội cọ xát kinh nghiệm thực tế.

1. Nhân viên bán hàng
Đây là một trong những đầu việc phổ biến nhất dành cho giới sinh viên hiện nay và dễ dàng tìm thấy ở các trung tâm hỗ trợ sinh viên như: bán quần áo, đồ lưu niệm…. Ca làm việc kéo dài 6 giờ, lương dao động 800.000 đồng đến 1,5 triệu đồng tùy nơi.
2. Bán bảo hiểm rong


Sinh viên được toàn quyền lựa chọn điểm bán, thời gian linh hoạt. Có nơi trả lương cố định 800.000 đồng một tháng, ngoài ra hoa hồng trên mỗi tờ bảo hiểm xe máy là 4.000 đồng. Bán càng nhiều hưởng càng cao. Tuy nhiên cũng có nơi, người bán chỉ được nhận hoa hồng 5.000-15.000 đồng trên một tờ bảo hiểm đã bán, chứ không có lương cứng.

3. Dịch thuật
Giỏi ngoại ngữ là yêu cầu bắt buộc nếu sinh viên chọn dịch thuật. Ưu điểm của công việc này là thoải mái về thời gian và thu nhập đều đều nếu ứng viên chịu khó. Thông thường, dịch một tập phim nước ngoài sang tiếng Việt được trả 180.000 đồng. Dịch một trang văn bản dao động 35.000-155.000 đồng, cao nhất là dịch sang tiếng Italy, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
4. Phát tờ rơi
Công việc này không yêu cầu kỹ năng, chỉ cần sức khỏe và chăm chỉ. Có 2 cách tính thu nhập. Nếu trả theo giờ thì cứ một giờ làm việc, sinh viên sẽ nhận 30.000-50.000 đồng, dĩ nhiên phải phát hết số lượng được giao. Còn theo số lượng, khi phát hết 500 tờ sẽ nhận được 30.000-40.000 đồng.
5. Làm thủ công
Sinh viên nữ có nhiều lợi thế khi đan lát, thêu thùa, làm các đồ handmade... bởi yêu cầu đặt ra phải tỉ mỉ, kiên nhẫn, khéo léo. Thu nhập được tính theo sản phẩm. Thông thường đơn vị đặt hàng sẽ cung cấp nguyên liệu và trả tiền khi nhận lại thành phẩm. Trâm, sinh viên Đại học Sư phạm TP HCM cho biết, đan một chiếc khăn quăng cổ khoảng 20.000-30.000 đồng và có thể đan 2 cái trong buổi tối nếu thao tác nhanh.
6. Gia sư
Các môn dạy kèm phổ biến hiện nay là Toán, Lý, Hóa, Anh văn cho các học sinh cấp 1, 2 và 3. Mức giá có thể dao động tùy thuộc vào cấp độ lớp, thời gian dạy và môn học. Lựu, sinh viên năm 3 trường Đại học Tôn Đức Thắng đang dạy kèm môn Toán, Hóa cho một em học sinh lớp 6 cho biết, mỗi tháng có thể kiếm được khoảng 2 triệu đồng.
7. Nhân viên phục vụ
Sinh viên có thể chọn làm việc theo ca (chọn ca 6 tiếng hoặc 8 tiếng), thu nhập từ 10.000 đồng đến 25.000 đồng một giờ. Ngọc, sinh viên Cao đẳng kinh tế TP HCM cho biết, do chủ không bao ăn uống nên trả 2 triệu đồng mỗi tháng. Số tiền này giúp Ngọc trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày và không phải phụ thuộc hoàn toàn vào cha mẹ như những ngày đầu mới lên thành phố học.
8. Giúp việc nhà
Yêu cầu của công việc là siêng năng, thật thà, tạo niềm tin cho chủ nhà. Sinh viên thường chọn làm theo giờ. Cứ một giờ sẽ được nhận 20.000 – 25.000 đồng và một tuần làm từ 2 đến 3 buổi. Hạnh, sinh viên Trung cấp dược TP HCM chia sẻ, nhiều chủ thưởng thêm vào dịp lễ hay cuối tháng.
9. Nhân viên nhập liệu
Công việc này đòi hỏi phải cẩn thận, chính xác. Sinh viên có thể làm theo ca, khoảng từ 4 đến 6 tiếng, mỗi giờ khoảng 20.000 đồng. Sinh viên sẽ nhập liệu các thông tin khảo sát thị trường hoặc nhập dữ liệu vào hệ thống lưu trữ của công ty.
10. PG
Làm nghề "Promotion Girl" (PG) là những cô gái trẻ trung xinh đẹp, kiêm nhiệm nhiều công việc, từ việc đứng giới thiệu sản phẩm, bán hàng khuyến mại, người mẫu tóc, giới thiệu game online thậm chí làm MC.
Việc tuyển chọn PG cũng rất khắt khe và một trong yếu tố đầu tiên để tuyển PG là phải lựa chọn những cô gái cao trên 1m6, mặt mũi ưa nhìn, khả năng giao tiếp tốt. Thu nhập của PG có thể tính theo giờ nhưng cũng có thể tính theo chương trình, với mức 80.000 đồng một giờ hoặc dao động từ 120.000 đến 200.000 đồng một chương trình.
Theo Vnexpress

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

Thất bại để thành công


Những ai đã thành công đều phải trải qua một lần thất bại, những con người trưởng thành đều có những sai lầm trong quá khứ và những bài học của thuở ấu thơ. Ngày trước, tôi luôn có suy nghĩ rằng thất bại và thành công là hai thứ đối lập nhau, cũng như đúng và sai không thể nào cùng gán cho một điều gì đó. Đã thất bại nghĩa là không thể nào chạm được đến thành công, và đã sai sót nghĩa là đâu thể làm điều gì đúng đắn.
Nhưng hình như tôi đã lầm, hai mặt cứ ngỡ đối lập lại là một bộ đôi gắn kết nhau. Những ai đã thành công đều phải trải qua một lần thất bại, những con người trưởng thành đều có những sai lầm trong quá khứ và những bài học của thuở ấu thơ. Trên cùng một con đường đi đến thành công thì thất bại là một bước đệm cần phải có.
Tôi sẽ kể cho các bạn nghe một câu chuyện, về hai anh chàng tên là Nhút Nhát và Liều Lĩnh. Có một ngày, Nhút Nhát đã hỏi Liều Lĩnh rằng:
- Cậu sẽ lao đầu vào thất bại để tự rút cho mình một bài học hay sẽ học tập những bài học mà người đã từng thất bại trước đó truyền đạt lại cho cậu?
- Có lẽ tớ sẽ tự trải nghiệm – Liều Lĩnh trả lời – Bởi vì dù có truyền đạt hay đến mấy mà chưa từng trải nghiệm thì tớ không tin sẽ nhớ mãi bài học đó được.
- Thế à? – Nhút Nhát thở dài – Nhưng thất bại thì sẽ đánh mất nhiều thứ lắm. Tớ sẽ học hỏi từ những người đi trước để không bao giờ có sai sót trong đời.
Nhút Nhát trở thành một cỗ máy được lập trình mỗi ngày, cậu ta học cực giỏi, nhưng lại né tránh các mối quan hệ vì sợ đổ vỡ, cậu ta không dám tham gia bất kỳ trò chơi nào của tập thể vì sợ mình sẽ là người thua cuộc. Nhút Nhát thích vẽ, nhưng lại từ bỏ ước mơ vì sợ thất bại. Cậu ấy vào đại học Y, chuỗi ngày nhàm chán bắt đầu và cậu ta tìm đến Liều Lĩnh.
- Tại sao cậu có nhiều bạn thế? – Nhút Nhát hỏi
- Vì tớ chủ động kết bạn với mọi người .
- Nhưng cậu sẽ gặp những người bạn xấu?
- Đúng! Nhờ những người bạn xấu mà tớ mới biết quý những người bạn tốt thật sự.
- Tại sao cậu dám mở một shop kinh doanh mà không sợ rằng mình sẽ lỗ vốn
- Vì nếu điều đó xảy ra thì tớ vẫn sẽ lời to khi thu về những kinh nghiệm cho mình.
- Tại sao cậu lại yêu thương một người hết lòng khi biết rằng sẽ chẳng có gì là mãi mãi?
- Vì tớ là con người, chứ không phải một cỗ máy, như cậu!
Nhút Nhát im bặt, chưa bao giờ cậu thất bại trong kinh doanh- vì cậu đâu dám nghĩ đến ý tưởng táo bạo đó, chưa bao giờ cậu bị những người bạn xấu lừa lọc mình- vì cậu đâu có một người bạn nào bên cạnh, chưa bao giờ cậu phải đau khổ trong tình yêu- vì Nhút Nhát ơi, cậu đâu dám mở trái tim mình ra vì sợ nó trầy xước.
Bạn có muốn sống như Nhút Nhát không? Thất bại lớn nhất của Nhút Nhát đó là : cậu ấy sợ phải thất bại.
Nếu muốn đi đến thành công, bạn đừng sợ thất bại và đừng tuyệt vọng khi gặp phải điều đó. Quan trọng là sau mỗi lần thất bại, bạn biết cách đứng lên và rẽ qua một con đường khác để đi đến thành công…
(Tổng hợp)

Thất bại để thành công


Những ai đã thành công đều phải trải qua một lần thất bại, những con người trưởng thành đều có những sai lầm trong quá khứ và những bài học của thuở ấu thơ. Ngày trước, tôi luôn có suy nghĩ rằng thất bại và thành công là hai thứ đối lập nhau, cũng như đúng và sai không thể nào cùng gán cho một điều gì đó. Đã thất bại nghĩa là không thể nào chạm được đến thành công, và đã sai sót nghĩa là đâu thể làm điều gì đúng đắn.
Nhưng hình như tôi đã lầm, hai mặt cứ ngỡ đối lập lại là một bộ đôi gắn kết nhau. Những ai đã thành công đều phải trải qua một lần thất bại, những con người trưởng thành đều có những sai lầm trong quá khứ và những bài học của thuở ấu thơ. Trên cùng một con đường đi đến thành công thì thất bại là một bước đệm cần phải có.
Tôi sẽ kể cho các bạn nghe một câu chuyện, về hai anh chàng tên là Nhút Nhát và Liều Lĩnh. Có một ngày, Nhút Nhát đã hỏi Liều Lĩnh rằng:
- Cậu sẽ lao đầu vào thất bại để tự rút cho mình một bài học hay sẽ học tập những bài học mà người đã từng thất bại trước đó truyền đạt lại cho cậu?
- Có lẽ tớ sẽ tự trải nghiệm – Liều Lĩnh trả lời – Bởi vì dù có truyền đạt hay đến mấy mà chưa từng trải nghiệm thì tớ không tin sẽ nhớ mãi bài học đó được.
- Thế à? – Nhút Nhát thở dài – Nhưng thất bại thì sẽ đánh mất nhiều thứ lắm. Tớ sẽ học hỏi từ những người đi trước để không bao giờ có sai sót trong đời.
Nhút Nhát trở thành một cỗ máy được lập trình mỗi ngày, cậu ta học cực giỏi, nhưng lại né tránh các mối quan hệ vì sợ đổ vỡ, cậu ta không dám tham gia bất kỳ trò chơi nào của tập thể vì sợ mình sẽ là người thua cuộc. Nhút Nhát thích vẽ, nhưng lại từ bỏ ước mơ vì sợ thất bại. Cậu ấy vào đại học Y, chuỗi ngày nhàm chán bắt đầu và cậu ta tìm đến Liều Lĩnh.
- Tại sao cậu có nhiều bạn thế? – Nhút Nhát hỏi
- Vì tớ chủ động kết bạn với mọi người .
- Nhưng cậu sẽ gặp những người bạn xấu?
- Đúng! Nhờ những người bạn xấu mà tớ mới biết quý những người bạn tốt thật sự.
- Tại sao cậu dám mở một shop kinh doanh mà không sợ rằng mình sẽ lỗ vốn
- Vì nếu điều đó xảy ra thì tớ vẫn sẽ lời to khi thu về những kinh nghiệm cho mình.
- Tại sao cậu lại yêu thương một người hết lòng khi biết rằng sẽ chẳng có gì là mãi mãi?
- Vì tớ là con người, chứ không phải một cỗ máy, như cậu!
Nhút Nhát im bặt, chưa bao giờ cậu thất bại trong kinh doanh- vì cậu đâu dám nghĩ đến ý tưởng táo bạo đó, chưa bao giờ cậu bị những người bạn xấu lừa lọc mình- vì cậu đâu có một người bạn nào bên cạnh, chưa bao giờ cậu phải đau khổ trong tình yêu- vì Nhút Nhát ơi, cậu đâu dám mở trái tim mình ra vì sợ nó trầy xước.
Bạn có muốn sống như Nhút Nhát không? Thất bại lớn nhất của Nhút Nhát đó là : cậu ấy sợ phải thất bại.
Nếu muốn đi đến thành công, bạn đừng sợ thất bại và đừng tuyệt vọng khi gặp phải điều đó. Quan trọng là sau mỗi lần thất bại, bạn biết cách đứng lên và rẽ qua một con đường khác để đi đến thành công…
(Tổng hợp)

Mỗi độ tuổi một lời khuyên nghề nghiệp


Dù bạn có mơ ước về một sự nghiệp như thế nào đi chăng nữa nhưng muốn thành công bạn luôn phải biết rằng bạn đang ở giai đoạn nào và bạn muốn làm loại công việc nào?
Mỗi độ tuổi và thời điểm khác nhau sẽ tạo ra những cơ hội khác nhau. Để có thể thành công và đạt được mong muốn của bản thân thì bạn cần phải hiểu rõ điều này. Ở độ tuổi nào thì cần tập trung vào công việc nào để đạt hiệu quả cao nhất, mời bạn xem qua một vài lưu ý sau:

Khi bạn là học sinh phổ thông

Hãy chọn một việc làm mà không ảnh hưởng đến học tập: Những công việc đầu tiên này có thể dạy bạn về giá trị của sức lao động và đồng tiên do chính bạn làm ra, nhưng điều giá trị hơn cả đó là bạn học được cách sử dụng và cân bằng thời gian học và lao động. Ở độ tuổi này, điều bạn nên và cần làm đó là chú trọng vào việc học để đặt nền móng vững chắc cho tương lai.

Coi trọng công việc bạn đang làm: Điều này không có nghĩa rằng bạn nên trở thành một học sinh ham kiếm tiền và vùi đầu vào làm việc. Hãy tôn trọng công việc làm thêm bạn đang có và làm việc với thái độ nghiêm túc. Tôn trọng mọi quy tắc như đi đúng giờ, làm tốt công việc, tôn trọng người quản lý.

Nếu bạn là sinh viên đại học

Hãy tìm một công việc liên quan đến chuyên ngành học của bạn: Tất nhiên vừa học vừa làm không bao giờ là điều dễ dàng, và bạn thậm chí không thích công việc đó. Bạn nên biết rằng để tìm được một công việc đúng như mong muốn không phải là điều dễ dàng và nhanh chóng vì thế bất kỳ cơ hội nào đến thì hãy nắm lấy và coi đó là một trải nghiệm tốt.

Tìm một nơi để thực tập: Đây là cơ hội giúp bạn có được kinh nghiệm và tiến tới việc làm ổn định sau này. Thực tập viên thường không được trả lương cao hoặc nhận bất cứ lợi ích nào, nhưng những kinh nghiệm bạn có được trong thời gian này cũng như những đánh giá của mọi người trong hồ sơ xin việc của bạn sau này mới là thứ đáng quý.

Không nên sao nhãng việc học: Mặc dù so với thời phổ thông bạn đã trưởng thành và thay đổi nhiều nhưng có một số thứ vẫn không thể thay đổi, đó là việc học. Dù là học sinh hay sinh viên thì bạn vẫn cần phải chú trọng việc học là hang đầu. Không bao giờ được quên việc học bởi vì bạn có việc làm thêm.

Bắt đầu tìm việc trước khi tốt nghiệp: Sẽ vào khoảng tháng 5, thị trường lao động đã tràn ngập những sinh viên sắp ra trường và sẵn sàng đi tìm việc. Chỉ khi bạn gửi hồ sơ đi vào thời điểm này bạn mới có thể tìm được việc làm nhanh chóng và ưng ý.

Thời gian đầu đi làm

Luôn để ý và học hỏi từ mọi người: Bạn là sinh viên mới ra trường và thường bạn rất nhiệt tình trong công việc và thường đưa ra nhiều ý tưởng mới. Hãy tự tin nói ra những suy nghĩ của bản than và đóng góp vào công việc của nhóm, nhưng hãy nhớ luôn phải để ý và học hỏi từ những đồng nghiệp đi trước. Những người có thể hướng dẫn cho bạn biết nên và không nên làm gì ở công ty.

Cư xử tôn trọng mọi người: Đây là công việc toàn thời gian đầu tiên với bạn vì vậy hãy cẩn thận trong cách cư xử với sếp và các đồng nghiệp. Để có thể được yêu mến và giúp đỡ trong công việc cũng như có một lời nhận xét tốt sau khi xin nghỉ việc thì bạn luôn cần phải khiêm tốn và biết lắng nghe.

Giai đoạn giữa sự nghiệp

Tiếp cận mục tiêu cuộc sống: Hãy dàng một chút thời gian để nghĩ về điều bạn thực sự mơ ước trong cuộc sống, hiện tại cũng như trong tương lai. Bạn có đang đi đúng đường để đạt được mơ ước đó? Đây là cơ hội giúp bạn nhìn nhận lại rằng công việc hiện tại có thực sự sẽ đem đến cho bạn thành công và cuộc sống mà bạn luôn mong muốn.

Tận dụng kinh nghiệm bạn đang có: Ở giai đoạn này, điều mà mọi người bàn bạc nhiều nhất đó là vị trí công việc của bạn. Vào thời điểm này chắc chắn bạn đã trải qua ít nhất một công việc và kinh nghiệm bạn tích lũy được cũng không phải là ít. Hãy tự đánh giá xem những kỹ năng mạnh nhất của bạn là gì? Cơ hội sự nghiệp của bạn mở rộng đến đâu? Nếu bạn thấy vị trí hiện tại không tương xứng với năng lực của bạn thì đã đến lúc bạn nên đi tìm cơ hội mới.
Giai đoạn nghỉ hưu

Hãy quyết định xem bạn muốn gì: Mọi thứ ngày nay khác so với trước rất nhiều, những người đến tuổi nghỉ hưu nhưng họ vẫn muốn tiếp tục được cống hiến sức lực và trí tuệ cho xã hội. Vì vậy, ở tuổi này bạn cần quyết định xem liệu con đường nào bạn muốn theo: nghỉ ngơi hay tiếp tục làm việc? Một số người có thể đề nghị công ty được làm việc bán thời gian hoặc làm việc tại nhà vì họ không thể sống thiếu công việc.

Quyết định xem bạn cần gì để có cuộc sống như mong muốn: Tuy một số người đã lớn tuổi nhưng nếu nghỉ việc thì họ sẽ không có khả năng chi trả cho cuộc sống như trước. Càng về già thì những khoản chi cho y tế, thuốc men và các chi phí đời sống khác càng tăng. Vì thế bạn cần quyết định xem liệu trong tương lai với nguồn tài chính hiện tại có ổn định?
(Tổng hợp)

Hãy kể tôi nghe đôi điều về bạn!


Bạn có biết: 98% các cuộc phỏng vấn tuyển dụng bắt đầu bằng câu “Hãy kể tôi nghe đôi điều về bạn” và nhiều ứng viên e ngại lời đề nghị này vì không biết cách trả lời sao cho phù hợp. Thật ra, chỉ cần một sự chuẩn bị tốt cùng chút sáng tạo và khéo léo thì đây sẽ là cơ hội để bạn tạo ấn tượng tốt về bản thân trong mắt nhà tuyển dụng (NTD) cũng như làm nổi bật những ưu điểm của bạn. 
keveban
3 bí quyết sau sẽ giúp bạn có câu trả lời tốt cho lời đề nghị này!
 Hãy kể những gì nhà tuyển dụng muốn biết 
Theo Jane Cranston, một chuyên gia tư vấn nghề nghiệp ở New York, sai lầm lớn nhất mà ứng viên thường mắc phải là cứ ngỡ NTD muốn biết về cá nhân họ khi nói “Hãy kể tôi nghe đôi điều về bạn.” Vì thế, họ bắt đầu kể “tràng giang đại hải” về tiểu sử bản thân, sở thích và thói quen của mình. Thật ra, điều NTD thật sự muốn biết là liệu bạn có thể làm tốt công việc, hòa hợp được với tập thể hay không, từng đạt những thành tích nào và có thể đóng góp những gì cho công ty.
Ứng viên không nên nói nhiều về bản thân họ mà hãy dành thời gian nói về công việc gần đây nhất của họ và nhấn mạnh kinh nghiệm họ đã có để có thể ứng tuyển vào vị trí này. Đây là mới là vấn đề NTD quan tâm nhất.
Melanie Szlucha, chuyên gia tư vấn nghề nghiệp của Red Inc, có một sự so sánh rất thú vị. “Hãy hình dung phần trình bày của bạn cho đề nghị này giống như đoạn trailer cho một bộ phim (movie trailer). Những đoạn trailer này tuy không dài nhưng đủ hấp dẫn để người xem theo dõi và khám phá. Vì thế, hãy trả lời một cách sáng tạo và cung cấp nhiều thông tin đáng chú ý nhất về bạn, giúp NTD có cảm hứng tiếp tục đặt những câu hỏi khác nhằm hiểu bạn hơn.”

Đừng liệt kê, hãy kể chuyện! 
Theo Greg Maka, giám đốc điều hành của 24/7 Marketing – một công ty chuyên cung cấp các giải pháp về marketing và giao tế nhân sự, nếu bạn có thể giới thiệu những ưu điểm và thành tích của bạn bằng cách kể một câu chuyện thì hiệu quả sẽ cao hơn nhiều. Ví dụ: nếu kiên trì là một trong những ưu điểm của bạn thì hãy kể cho NTD nghe một câu chuyện ngắn về quá trình bạn đã kiên trì thực hiện một dự án do bạn đề xướng trong những công việc trước đây. Như vậy, bạn sẽ gây được ấn tượng mạnh mẽ cho NTD hơn là chỉ nói chung chung: “Sự kiên trì là ưu điểm lớn nhất của tôi”

Thời gian là vàng bạc!

Theo Maureen Anderson, người phụ trách chương trình phát thanh The Career Clinic, đối với câu “Hãy kể tôi nghe đôi điều về bạn”, bạn chỉ cần trả lời ngắn gọn và cô đọng trong chừng 2-3 phút là được. Để phần trình bày của bạn vừa ngắn gọn vừa đủ ý thì trước buổi phỏng vấn, bạn nên viết những ý tưởng của bạn ra giấy, tập trình bày và tính thời gian; sau đó chỉnh sửa nội dung câu trả lời rồi làm lại quy trình. Cứ như thế cho đến khi bạn hài lòng về cả nội dung lẫn thời gian.
Tóm lại, nếu bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng thì không việc gì phải e ngại câu “Hãy kể tôi nghe đôi điều về bạn.” Hãy xem đây là cơ hội “vàng” để bạn tạo ấn tượng tốt với NTD ngay từ đầu cũng như giúp bạn thêm tự tin với những câu hỏi kế tiếp trong buổi phỏng vấn.
(Tổng Hợp)

3 điều nên làm sau cuộc phỏng vấn


Ngay sau buổi phỏng vấn, bạn nên viết một bức thư cảm ơn gửi tới những người đã phỏng vấn bạn. Email là lựa chọn tốt nhất, đây là hình thức gửi thư đến nhà tuyển dụng nhanh hơn cả.
Bạn vừa trải qua một cuộc phỏng vấn cho công việc mơ ước sau thời gian dài tìm kiếm. Bạn khá hài lòng với những gì đã thể hiện trong buổi phỏng vấn đó. Tuy nhiên, để đánh bại được rất nhiều ứng viên tài năng khác, ngay sau cuộc phỏng vấn, bạn nên chú ý thực hiện 3 điều sau:

Viết thư cảm ơn những người đã phỏng vấn bạn
Ngay sau buổi phỏng vấn, bạn nên viết một bức thư cảm ơn gửi tới những người đã phỏng vấn bạn. Email là lựa chọn tốt nhất vì đây là hình thức gửi thư đến nhà tuyển dụng nhanh hơn cả. Trong thư, bạn nên cảm ơn người phỏng vấn đã dành thời gian nói chuyện với bạn, lắng nghe chia sẻ của bạn. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá cao kỹ năng giao tiếp bạn có và sẽ dành nhiều thiện cảm hơn cho bạn.

Email là sự lựa chọn tốt nhất vì đây hình thức gửi thư đến nhà tuyển dụng nhanh hơn cả – (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, bức thư này không đơn thuần chỉ có lời cảm ơn. Phần còn lại của bức thư, bạn nên trình bày những thông tin mình thu thập được liên quan đến nhu cầu của công ty. Bạn không nên nói về nhu cầu của bản thân mà tập trung nói đến những nhu cầu, mục tiêu và mong muốn của nhà tuyển dụng. Điều đó thể hiện sự tìm hiểu nghiêm túc và bạn chính là người biết rõ nhất công ty muốn gì. Valerie Frederickson, người sáng lập đồng thời là giám đốc điều hành một công ty tư vấn và tìm kiếm nguồn nhân lực cấp cao cho rằng: “Khi một nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm kiếm một nhân viên mới, điều này chỉ có một lý do duy nhất, đó là để giải quyết vấn đề nào đó. Bạn nên đưa ra những thông tin và nhận xét của mình để nhà tuyển dụng thấy rằng bạn hiểu rõ những mục tiêu của công ty và có thể đáp ứng tốt nguyện vọng của họ”.

Liên hệ với nhà tuyển dụng
Một thực tế đáng buồn là, rất nhiều ứng viên không liên hệ với nhà tuyển dụng sau khi phỏng vấn. Điều này dù là vô tình nhưng có thể khiến ứng viên phải bỏ lỡ cơ hội trong khi nhà tuyển dụng đang cân nhắc để đưa ra quyết định giữa những ứng viên có trình độ tương đương. Bởi vậy, bạn nên thường xuyên liên hệ với nhà tuyển dụng để giành được sự chú ý từ họ.
Liên hệ với nhà tuyển dụng cũng là cách để thu hút sự chú ý của họ – (Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, việc liên hệ lại với nhà tuyển dụng cho thấy bạn thực sự có mong muốn làm việc cho công ty và rất có thể bạn đã ghi được điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Bạn có thể đặt mình vào vị trí của nhà tuyển dụng, bạn sẽ hiểu tại sao họ lại quyết định chọn ứng viên có sự liên hệ sau khi phỏng vấn, nhất là khi những người phỏng vấn đang băn khoăn lựa chọn giữa những ứng viên thực sự là đối thủ cạnh tranh của nhau.


PR khéo léo
Mỗi khi liên hệ với những người đã phỏng vấn, dù rất muốn biết ngay kết quả nhưng nếu nhà tuyển dụng chưa thông báo, nghĩa là họ chưa đi đến quyết định cuối cùng. Lúc này, bạn không nên thắc mắc tại sao lại chưa quyết định. Một bí quyết khá hữu hiệu lúc này là bạn nên nói chuyện thêm với nhà tuyển dụng, qua đó, thể hiện khả năng, cá tính cũng như sự đáp ứng tốt yêu cầu của công ty ở bạn.
Frederickson cho rằng, cách tốt nhất là nên đối thoại để thảo luận thêm những vấn đề hiện tại ở công ty, đưa cho nhà tuyển dụng những hướng giải quyết khác nhau, giúp họ tin tưởng và đánh giá đúng thực lực của bạn. Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa là bạn khoe khoang năng lực bản thân một cách lộ liễu. Bạn nên xuất phát từ nhu cầu của công ty, từ đó khéo léo đối chiếu vào mình và cho nhà tuyển dụng thấy sự phù hợp.

(Tổng hợp)

http://vieclam.thegioididong.com/category/tu-van/cam-nang-tim-viec/



Cẩm nang tìm việc

Thất bại để thành công

Những ai đã thành công đều phải trải qua một lần thất bại, những con người trưởng thành đều có những sai lầm trong quá khứ và những bài học của thuở ấu thơ. Ngày trước, tôi luôn có suy nghĩ rằng thất bại và thành công là hai thứ đối lập nhau, cũng như

Làm gì khi bạn được mời phỏng vấn?

Bạn vừa nhận được một lời mời phỏng vấn. Chúc mừng bạn! Tất cả nỗ lực để viết hồ sơ, thiết lập các mối quan hệ xã hội và tìm kiếm cơ hội việc làm cuối cùng đã mang lại kết quả. Hãy nhanh chóng lập danh mục chuẩn bị cho buổi phỏng vấn để

Mục tiêu nghề nghiệp – Điều rất quan trọng khi bắt đầu khởi nghiệp

Chúng tôi biết rằng có rất nhiều người đang gặp khó khăn khi quyết định liệu họ nên chọn nghề của mình như thế nào trong tương lai? Và thực sự là họ bị thu hút với nhiều nghề khác nhau, nhưng họ không thể lựa chọn được một nghề trong vô số những nghề

CV nước ngoài và CV Việt Nam

CV có lẽ là điều mà mọi người không còn lạ gì nữa. Tất cả chúng ta từ khi còn là sinh viên đã tự trang bị cho mình một CV gần như hoàn chỉnh để có thể apply vào các công việc mong muốn. Vậy còn CV nước ngoài thì sao ? Nó khác

Nhà tuyển dụng trông đợi gì khi xem CV của bạn?

Cũng như hầu hết các ứng viên , bạn muốn biết quá trình tuyển dụng của các công ty như thế nào? Bạn thắc mắc nhà tuyển dụng nghĩ gì khi đọc hồ sơ của bạn? Tại sao họ lại chọn hoặc bỏ nó? Thông thường khi xem một bộ hồ sơ xin việc ,

“Tỉnh táo trong quá trình tìm việc”

Trong quá trình tìm việc, hẳn sẽ có lúc bạn cảm thấy rối trí giữa hàng loạt lời khuyên của mọi người như “CV không được dài quá 1 trang”, “Nộp càng nhiều hồ sơ càng tốt”…   Bên cạnh những lời khuyên chân thành, cũng có những lời khuyên khiến bạn đánh mất cơ

Mỗi độ tuổi một lời khuyên nghề nghiệp

Dù bạn có mơ ước về một sự nghiệp như thế nào đi chăng nữa nhưng muốn thành công bạn luôn phải biết rằng bạn đang ở giai đoạn nào và bạn muốn làm loại công việc nào? Mỗi độ tuổi và thời điểm khác nhau sẽ tạo ra những cơ hội khác nhau. Để

Hãy kể tôi nghe đôi điều về bạn!

Bạn có biết: 98% các cuộc phỏng vấn tuyển dụng bắt đầu bằng câu “Hãy kể tôi nghe đôi điều về bạn” và nhiều ứng viên e ngại lời đề nghị này vì không biết cách trả lời sao cho phù hợp. Thật ra, chỉ cần một sự chuẩn bị tốt cùng chút sáng tạo

3 điều nên làm sau cuộc phỏng vấn

Ngay sau buổi phỏng vấn, bạn nên viết một bức thư cảm ơn gửi tới những người đã phỏng vấn bạn. Email là lựa chọn tốt nhất, đây là hình thức gửi thư đến nhà tuyển dụng nhanh hơn cả. Bạn vừa trải qua một cuộc phỏng vấn cho công việc mơ ước sau thời

Ứng viên chuyên nghiệp – Thái độ khi phỏng vấn

Mục tiêu của mọi ứng viên là tìm được công việc ưng ý. Nhưng thực tế, từ mục tiêu đến kết quả cuối cùng là cả một hành trình có thể kéo dài từ ngày này qua tháng nọ. Để có được vị trí top trong danh sách dài của nhà tuyển dụng (NTD), bạn cần