Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

Bát Tràng: Làm giàu từ tô tượng, nặn gốm


Khi làng nghề sống bấp bênh, thì nhiều dịch vụ ăn theo lại phát triển. Tô tượng, nặn gốm là một nghề như vậy.

Chị Đinh Thu Ngân, 47 Văn Cao, Hà Nội, cho hay, tô màu là sở trường của trẻ em. Bình thường các em tô trên giấy, trên bảng, tô ở công viên, lớp học, nhưng hôm nay được tô trên tượng gốm ở Bát Tràng. 
'Ở công viên cũng có, nhưng các cháu vẫn rất thích về đây tô vẽ, nặn tượng. Dù bận ra sao nhưng hè năm nào chúng tôi cũng cố gắng sắp xếp cho con về đây chơi'.
Hình minh họa
Anh Hoàng Văn Dũng, Lò Đúc, Hà Nội nói gia đình anh đến đây thường xuyên trong mấy tháng hè. Nơi đây giúp anh có nhiều lựa chọn hơn là các trò chơi vô bổ trên máy tính, các trang web xấu. 
'Thăm thú làng nghề, tô vẽ, nặn tượng giúp cháu tôi có thêm điều mới lạ, rèn cho nó sự khéo léo, tỉ mỉ khi tô màu, kích thích trí sáng tạo', Bác Phan Văn Tăng, Xuân Thuỷ, Hà Nội cho hay.
Làm việc ở xưởng hơn 7 năm, ông Nhật, chủ xưởng Tài Anh ở 126 Bát Tràng chia sẻ:
'Khách du lịch rất thích trò vui này. Đông nhất có lẽ là dịp hè khi nhiều bạn trẻ đến đây. Ngày bình thường là 80 - 100 người, lúc đông lên đến 130 người'.
Như vậy, các xưởng tô vẽ, nặn tượng này có thể kiếm được ít nhất 3 triệu đồng/ngày với mỗi sản phẩm có giá từ 15.000 – 30.000 đồng cho một lần tô vẽ, 60.000 đồng cho một sản phẩm nặn gốm.
Không cần tay nghề, không cần kỹ thuật, không cần đầu tư nhiều vốn, các xưởng này vẫn có thể ăn nên làm ra. Số tiền tích góp từ nhiều khoản nhỏ nhưng lại niềm mơ ước của nhiều người.
Nguồn: tinngan.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét